Theo đó, thu NSNN tháng 4/2023 ước đạt 139,1 nghìn tỷ đồng, bằng 8,6% dự toán; lũy kế thu 4 tháng đạt ước đạt 645,4 nghìn tỷ đồng, bằng 39,8% dự toán, bằng 95% so cùng kỳ năm 2022 (thu ngân sách Trung ương ước đạt khoảng 42,9% dự toán; thu ngân sách địa phương ước đạt khoảng 36,3% dự toán).
Mặc dù số thu NSNN 4 tháng đầu năm đạt khá so với dự toán (trong đó thu nội địa ước đạt 40,4% dự toán, thu từ dầu thô ước đạt 52,2% dự toán dự toán; thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 35,4% dự toán) nhưng theo Bộ Tài chính, số thu hàng tháng có xu hướng giảm (thu tháng 1/2023 đạt 14,7%; tháng 2 đạt 7,7%; tháng 3 đạt 8,9%; ước thực hiện tháng 4/2023 đạt 8,6% dự toán). Trong đó, không kể thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thu cổ tức, lợi nhuận còn lại, thu chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước, số thu nội địa 4 tháng năm nay bằng khoảng 88,7% so với cùng kỳ năm 2022.
Có 8/12 khoản thu nội địa đảm bảo tiến độ dự toán (ước đạt trên 34% dự toán), trong đó thu từ 3 khu vực kinh tế (chiếm 53,3% dự toán thu nội địa) ước đạt 42% dự toán, tăng 2,4% so cùng kỳ, tuy nhiên nếu loại trừ thuế TNDN, số thu của 3 khu vực này giảm 8,5% so cùng kỳ; thuế thu nhập cá nhân ước đạt 42,4% dự toán; thu từ hoạt động xổ số kiến thiết ước đạt 49,2% dự toán; có 4 khoản thu tiến độ đạt thấp so dự toán là thu thuế bảo vệ môi trường (ước đạt 16,8% dự toán , bằng 49,7% so cùng kỳ, chủ yếu do thực hiện chính sách giảm thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng dầu; các loại phí, lệ phí (ước đạt 32,2% dự toán, bằng 91,4% so cùng kỳ); các khoản thu về nhà, đất (chiếm 13,3% dự toán thu nội địa; ước đạt 20,9% dự toán, bằng 46,6% so cùng kỳ); thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (ước đạt 25% dự toán, bằng 108,7% so cùng kỳ).
Về số thu trên địa bàn, ước tính có 25/63 địa phương thực hiện thu nội địa 4 tháng năm nay đạt trên % dự toán; 16/63 địa phương có tăng trưởng thu so với cùng kỳ, trong khi có tới 47 địa phương thu thấp hơn so với cùng kỳ.
Theo Bộ Tài chính, chi cân đối NSNN tháng 4/2023 ước đạt 135,3 nghìn tỷ đồng; luỹ kế chi 4 tháng năm nay đạt 500,3 nghìn tỷ đồng, bằng 24,1% dự toán, tăng 6,1% so cùng kỳ năm ngoái, trong đó: chi đầu tư phát triển ước đạt khoảng 110,6 nghìn tỷ đồng, bằng 15,2% dự toán Quốc hội quyết định, bằng 15,65% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tăng 15,6% so cùng kỳ năm 2022 (cùng kỳ năm 2022 tỷ lệ giải ngân đạt 18,48% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao); chi trả nợ lãi ước đạt gần 34 nghìn tỷ đồng, bằng 33% dự toán, giảm 3,3%; chi thường xuyên ước đạt 355,4 nghìn tỷ đồng, bằng 30,3% dự toán, tăng 4,5% so cùng kỳ năm ngoái.
Nhận xét tình hình giải ngân kế hoạch vốn năm 2023, đại diện Bộ Tài chính cho biết: Tỷ lệ ước giải ngân vốn đầu tư công trong 4 tháng năm nay chỉ đạt 14,66% kế hoạch năm 2023. Nếu so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tỷ lệ giải ngân đạt 15,65%, thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái (18,48%); trong đó vốn trong nước đạt 16,03% (cùng kỳ năm 2022 đạt 19,57%), vốn nước ngoài đạt 6,28% (cùng kỳ năm 2022 đạt 3,25%).
Theo Bộ Tài chính, có 3 bộ và 19 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 20%. Một số bộ, địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt cao gồm: Đồng Tháp (,3%), Bến Tre (36,96%), Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (36,66%), Tiền Giang (33,85%), Phú Thọ (32,99%); có 47/52 Bộ và 27/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 15%, trong đó có 32 bộ và 01 địa phương giải ngân đạt dưới 5% kế hoạch.