VN-Index giảm nhanh về vùng hỗ trợ ngắn hạn quanh 1.510 - 1515 điểm

Nếu như mở cửa phiên giao dịch ngày 7/4, nhiều cổ phiếu tăng giá, VN-Index lấy được sắc xanh, thì sự rung lắc mạnh do áp lực bán gia tăng sau đó lại khiến VN-Index giảm gần 11 điểm khi kết thúc phiên sáng 7/4.

Chú thích ảnh
Các nhóm cổ phiếu có liên quan đến đầu cơ, được đánh giá là có "đội lái" đã bị bán tháo mạnh.

Số lượng mã giảm điểm áp đảo, đặc biệt là khối bất động sản, đặc biệt mã VIC là mã giảm sâu nhất trong số các bluechip với mức giảm 3,35% xuống 77.800 đồng/cổ phiếu. Dòng tiền đặc biệt có sự phân hoá rõ nét khi dịch chuyển sang nhóm cổ phiếu ngân hàng, bảo hiểm, công nghệ, hàng hoá… Nhiều cổ phiếu ngân hàng, bảo hiểm có mức tăng khá cao như: VPB, OCB, ACB, BID,  BVH, BMI, MIG…

Nhiều mã cổ phiếu khác cũng giảm như: MWG -3% xuống 154.000 đồng/cổ phiếu; VJC giảm 2% xuống 1.200 đồng/cổ phiếu; PNJ -1,8% xuống 116.000 đồng/cổ phiếu; VHM -1,7% xuống 75.000 đồng/cổ phiếu. Trước đó ít giờ, hàng trăm mã giảm rất mạnh như: VGC, CKG, OGC, PTL, NVT, CIG, DIG, ROS, SZC, DPG, DXG, IDI…

Kết phiên sáng 7/4, sàn HoSE có 109 mã tăng và 350 mã giảm, VN-Index giảm 10,81 điểm (-0,71%), xuống 1.512,09 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 496,4 triệu đơn vị, giá trị 16.824,5 tỷ đồng, giảm hơn 6% về khối lượng và 3% về giá trị so với phiên sáng 6/4. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 14,1 triệu đơn vị, giá trị 695,3 tỷ đồng. Còn sàn HNX có 50 mã tăng và 171 mã giảm, HNX-Index giảm 2,77 điểm (-0,62%), xuống 444,06 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 53 triệu đơn vị, giá trị gần 1.700 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 5,12 triệu đơn vị, giá trị 282,5 tỷ đồng.

Trong Báo cáo chiến lược tháng 4/2022, SSI Reseacrh cho rằng, nhà đầu tư đang đẩy mạnh giao dịch trở lại do thị trường chứng khoán đã dần bước vào giai đoạn ổn định hơn khi động thái tăng lãi suất lần đầu của Fed và xung đột tại Ukraine đã phần nào phản ánh vào giá. Nhóm phân tích nhấn mạnh tốc độ tăng trưởng cao vẫn sẽ duy trì ở các nhóm ngành nhỏ như dịch vụ cảng biển, hóa chất, thép và các sản phẩm từ thép, dịch vụ tài chính, bán lẻ và các nhóm ngành liên quan hoạt động xuất khẩu.

Theo SSI Reseacrh, ngân hàng vẫn là nhóm ngành cần chú ý trong tháng 4/2022 sau khoảng thời gian dài giao dịch trầm lắng. Cụ thể, ngoại trừ hai ngân hàng CTG (chưa tính đến banca) và VCB có thể có lợi nhuận giảm từ nền so sánh cao trong cùng kỳ năm 2021, nhìn chung các ngân hàng còn lại vẫn có thể đạt kết quả kinh doanh khả quan với tăng trưởng lợi nhuận trước thuế (LNTT) tương đối tích cực.

Việc công bố kết quả kinh doanh quý I/2022 cùng những thông tin về kế hoạch Đại hội đồng cổ đông và dòng tiền vào rổ các cổ phiếu Kim Cương Việt Nam (VNDiamond) có thể sẽ là những yếu tố hỗ trợ đáng kể cho diễn biến giá cổ phiếu ngân hàng, từ đó tác động tích cực lên thị trường chung trong ngắn hạn. Với góc nhìn kỹ thuật, nhóm SSI Reseacrh cho rằng khu vực 1.520 điểm của VN-Index sẽ là mốc quan trọng cần quan sát trong tháng 4/2022. "Nếu chinh phục thành công mốc 1.520 điểm này với thanh khoản tốt thì khả năng cao VN-Index sẽ có động lực hướng lên thử thách lại vùng đỉnh cũ 1.537 điểm. Ngược lại, nếu chỉ số VNIndex không duy trì được vận động trên vùng cản 1.520 điểm thì khả năng chỉ số sẽ quay lại trạng thái giằng co trong kênh giá 1.440 - 1.520 điểm", báo cáo SSI Reseacrh nêu.

 

Minh Phương/Báo Tin tức
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trịnh Văn Quyết
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trịnh Văn Quyết

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành Quyết định số 188/QĐ-HB hủy bỏ Quyết định số 34/QĐ-XPVPHC ngày 18/1/2022 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (mã chứng khoán: FLC).

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN