Bất đồng thương mại giữa EU - Trung Quốc chưa có hồi kết

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck không mong đợi đạt được giải pháp cho bất đồng thương mại sau khi Liên minh châu Âu (EU) cảnh báo áp thuế cao đối với ô tô Trung Quốc.

Chú thích ảnh
Cờ Liên minh châu Âu (EU). Ảnh: IRNA/TTXVN

Phát biểu ngày 21/6 tại Hàn Quốc, điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du Đông Á, Bộ trưởng Habeck nói: "Chúng tôi không thấy bất kỳ cơ hội lớn nào để giải quyết bất đồng thương mại ở Trung Quốc".

Theo tờ Global Times, chuyến thăm kéo dài ba ngày của ông Habeck được coi là cơ hội để Đức tìm kiếm sự đồng thuận.

Ông Habeck nói: "Tôi không thể đàm phán cho EU", lưu ý rằng đây là nhiệm vụ của Ủy ban châu Âu (EC). Tuy nhiên, với tư cách là nền kinh tế lớn nhất châu Âu, tiếng nói của Đức có ảnh hưởng lớn. Ông Habeck hy vọng chuyến thăm Trung Quốc của ông có thể "thiết lập được các định dạng hướng tới giải pháp trong tương lai gần".

Chuyến đi của ông Habeck diễn ra một tuần sau khi EC đề xuất áp mức thuế lên tới ,1% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc, cho thấy quan hệ kinh tế giữa EU và Trung Quốc đang ở mức ít thuận lợi nhất từ trước đến nay.

Ngày 17/6 vừa qua, Bộ Thương mại Trung Quốc đã mở cuộc điều tra chống bán phá giá đối với lĩnh vực thịt lợn của châu Âu. Thông báo này được đưa ra chỉ 5 ngày sau khi EC tăng thuế hải quan đối với xe điện của Trung Quốc.

Thủ tục của Trung Quốc có thể kéo dài hơn một năm và có thể kéo dài thêm 6 tháng, nhằm vào miếng thịt lợn tươi hoặc đông lạnh, một số sản phẩm muối hoặc hun khói, cũng như nội tạng, bao gồm lòng và dạ dày. Trung Quốc được coi là một trong những thị trường tiêu thụ lớn nhất của các mặt hàng nội tạng, vốn rất ít được tiêu thụ ở nơi khác, nhưng lại được đánh giá cao ở nước này. Châu Âu có rất ít thị trường thay thế nếu Trung Quốc áp đặt thuế hải quan đối với các sản phẩm nội tạng.

Trung Quốc đã nhập khẩu thịt lợn trị giá 6 tỷ USD trong năm 2023, một nửa trong số đó đến từ EU. Tây Ban Nha là nhà cung cấp hàng đầu của Trung Quốc, chiếm 25% thị trường này, tiếp theo là Đan Mạch, Hà Lan và Pháp.

Thông báo ngày 12/6/2024 của EC về việc áp thuế tạm thời đối với xe điện của Trung Quốc làm dấy lên nhiều lo ngại hơn bao giờ hết về nguy cơ Trung Quốc sẽ áp dụng các biện pháp trả đũa. Theo Cơ quan Quốc gia liên ngành Cognac Pháp, xuất khẩu dòng rượu này sang Trung Quốc năm 2023 đạt 769 triệu euro (khoảng 822 triệu USD).

Đối với Trung Quốc, các rào cản hải quan mới đối với nhập khẩu thịt lợn sẽ có tác động cơ học làm tăng giá thịt lợn, vốn là món trọng tâm trong chế độ ăn uống của người Trung Quốc. Việc tăng giá này sẽ giúp hạn chế nguy cơ áp lực giảm phát, điều khiến các cơ quan hữu quan Trung Quốc lo lắng trong suốt một năm qua, trong khi nền kinh tế nước này đang phải chật vật tái khởi động sau những năm áp dụng chính sách “Không COVID”.

Theo các nhà kinh tế, với việc tăng thuế đáng kể đối với xe điện từ Trung Quốc, EU đang mạo hiểm với các mục tiêu khử carbon đầy tham vọng của mình.

Quyết định về xe điện có thể không phải là hành động cuối cùng của EC để ứng phó với công nghệ sạch từ Trung Quốc khi các biện pháp thương mại gần đây đã được xem xét cho hai trụ cột chính của quá trình chuyển đổi năng lượng trong EU.

EU có mục tiêu ràng buộc về mặt pháp lý là lượng phát thải khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050 và mục tiêu trung hạn là giảm ít nhất 55% đến năm 2030, so với mức của năm 1990. Mục tiêu 90% đã được đề xuất cho năm 2040.

Minh Hằng (TTXVN)
Những tác động từ bất đồng thương mại EU - Trung Quốc
Những tác động từ bất đồng thương mại EU - Trung Quốc

Các nhà phân tích và thương nhân cho biết các nhà cung cấp thịt lợn từ Nam Mỹ và Mỹ có thể giành được thêm thị phần tại Trung Quốc nếu Bắc Kinh hạn chế nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) do căng thẳng thương mại leo thang.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN