Theo báo cáo, xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục, do các yếu tố như số lượng phụ nữ làm kinh doanh, thay đổi chậm trong quan niệm văn hóa và thực tế tăng cường chuyển giao tài sản giữa các thế hệ.
Thừa kế là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến gia tăng số lượng nữ tỷ phú. Khoảng 75% nữ tỷ phú được thừa kế một phần tài sản, % được thừa kế toàn bộ tài sản, trong đó có ba người phụ nữ giàu nhất thế giới là Alice Walton (104 tỷ USD), Julia Flesher Koch (76 tỷ USD) và Françoise Bettencourt Meyers (73 tỷ USD). Ngược lại, chỉ có 5% tỷ phú nam được thừa kế khối tài sản lớn.
Ngoài ra, các tỷ phú nam và nữ cũng có mức chi tiêu khác nhau. Ví dụ, theo báo cáo, gần 20% số nữ tỷ phú dành phần lớn thời gian làm việc của mình cho các tổ chức phi lợi nhuận, so với 5% nam giới. Lý giải về điều này, báo cáo cho biết phụ nữ sở hữu nhiều tài sản thừa kế hơn khiến họ tập trung vào hoạt động từ thiện, do có xu hướng "ít cam kết thương mại hơn".
Về mặt tài chính, các nữ tỷ phú thường có nhiều tài sản hơn trong các công ty tư nhân (35% so với 28% của nam giới), cũng như nhiều thanh khoản và tài sản tiền mặt hơn (39% so với 30% của nam). Mặt khác, nam giới thường có tỷ lệ tài sản lớn hơn trong cổ phiếu, đặc biệt là trong các công ty công nghệ đã niêm yết. Tỷ phú nữ cũng có nhiều khả năng đầu tư vào bất động sản xa xỉ và các tác phẩm nghệ thuật, hay sở hữu bất động sản trị giá hơn 10 triệu USD cao hơn 1,5 lần nam giới.
Sự khác biệt giới tính về sở thích cũng khá rõ nét. Đối với các tỷ phú nữ, hoạt động từ thiện là sở thích được nhắc đến nhiều nhất, ở mức 71%. Đối với nam giới, thể thao là sở thích hàng đầu, cũng với mức 71%. Nhiều phụ nữ coi nghệ thuật, giáo dục và du lịch là sở thích, trong khi nam giới quan tâm nhiều hơn đến hàng không, hoạt động ngoài trời và chính trị.