Mười năm thành tích10 năm trước, Bob và Mike Bryan đã có quyết định làm thay đổi cuộc đời họ. Khi ấy, cả hai đã theo nghiệp đánh đôi và có cho mình Grand Slam đôi nam đầu tiên trong sự nghiệp tại Mỹ mở rộng. Khi ấy, Hiệp hội quần vợt nam chuyên nghiệp thế giới (ATP) đang có dự định thay đổi về luật. Trong đó, họ khuyến khích các tay vợt đánh đơn được xếp hạng cao tham gia thi đấu nội dung đánh đôi. Với cách này, sức hút của giải đấu đôi có thể nâng lên nhưng điều đó làm bó buộc các VĐV đánh đôi và đặc biệt với những cặp đôi không thể tách rời như cặp song sinh nhà Bryan.
Ngoài ra, ATP còn muốn cắt thời lượng của các trận đôi bằng việc thay đổi thể thức điểm như không áp dụng điểm lợi giao đấu tie-break ngay khi hòa 4/4… Những thay đổi này dự kiến áp dụng vào năm 2008, có thể khiến nhiều chuyên gia đánh đôi mất hẳn các thế đánh sở trường.
Anh em nhà Bryan quyết định khởi kiện ATP. Họ chi nhiều tiền để mời báo chí, các chi phí pháp lý khác cùng lúc với việc gây quỹ tài chính cho vụ kiện từ người hâm mộ và các nhà tài trợ mà họ cho là sẽ kéo dài. Ủng hộ họ là hơn 40 tay vợt khác.
Vụ kiện kéo dài hơn nửa năm, cuối tháng 2/2006, ATP nhượng bộ, quyết định chấm dứt vụ kiện với điều kiện các tay vợt cũng phải chấp nhận một số thay đổi không đáng kể như không áp dụng điểm lợi giao, đấu tie-break ở séc thứ ba.
Mười năm trôi qua, thi đấu đôi trở thành phần không thể thiếu trong các giải đấu lớn. Đánh đôi hấp dẫn cả ở kỹ thuật của các tay vợt chuyên đánh đôi kết hợp cùng các tay vợt kỳ cựu chuyển từ đánh đơn sang đánh đôi. Đánh đôi chứa đựng nhiều bất ngờ khi chia đều cơ hội cho cả các tay vợt trẻ. Cùng với đó, mức tiền thưởng cũng tăng thêm cùng với sự tăng thêm tiền thưởng của nội dung đánh đơn. Nếu chỉ tính các giải đánh đôi tại các giải Grand Slam thì mức tiền thưởng nội dung đánh đôi ở mức 28 triệu USD/năm thay vì 16 triệu USD như hồi 10 năm trước.
Một năm thất bát Bảng thành tích của anh em nhà Bryans bao gồm 109 danh hiệu, 16 chức vô địch Grand Slam, 1 HCV Olympic năm 2012 và 10 năm giữ vị trí số 1 nội dung đôi trong 12 năm thi đấu. Ngần ấy danh hiệu đủ để đưa họ lên vị trí huyền thoại của làng banh nỉ.
Sinh ra tại Camarillo, California, cả Mike và Bob được chính cha mẹ phát hiện ra tài năng và đưa tới Stanford. Họ tham dự Mỹ mở rộng tới 5 lần mới có được chiến thắng đầu tiên. Kể từ đó, đôi tay vợt nam tài năng bậc nhất thế giới được phát hiện. Thành công đến cũng bởi cả hai tay vợt quá hợp nhau, Bob giữ cánh trái còn Mike đảm nhiệm nửa sân bên phải. |
Thế nhưng, sau thất bại ngay từ vòng 1 Mỹ mở rộng 2015 trước Sam Querrey và Steve Johnson, Bob và Mike Bryan có một năm đầu tiên kể từ 2004 trắng tay với các danh hiệu Grand Slam. Từ năm 2005 - 2014, anh em nhà Bryan thắng ít nhất là một giải đấu lớn Grand Slam mỗi năm. Nỗi buồn còn tăng thêm khi giải đấu ở quê nhà Mỹ mở rộng họ đã từng vô địch tới 5 lần và là ĐKVĐ lại bị loại ngay từ vòng 1. Huyền thoại thì vẫn là huyền thoại nhưng một năm thất bát đánh dấu sự đổi ngôi thường gặp trong quần vợt. Ở tuổi 37, họ cũng phải chịu những quy luật của thế giới thể thao.
Với một đôi tay vợt nắm trong tay vô số danh hiệu như anh em nhà Bryan thì việc thua trận chắc hẳn cũng không phải là điều dễ chịu. “Cảm giác thua trận ở Grand Slam ở lại bên chúng tôi một thời gian, ít nhất là từ 4 - 5 tuần, cảm giác thua cuộc ấy vẫn còn” - họ đã nói như vậy ngay trước trận thua ở tứ kết Wimbledon. Tuy nhiên, thất bại lớn nhất của mùa giải của đôi tay vợt số 1 thế giới là ngay tại vòng 1 Mỹ mở rộng sau đó.
Thất bại có dấu hiệu từ mùa hè năm ngoái, tại chung kết Wimbledon. Họ cũng để thua đôi tay vợt trẻ tuổi người Vasek Pospisil (Canada) và Jack Sock (Mỹ). Với khả năng đánh bóng thuận tay mạnh bất ngờ, đôi tay vợt trẻ này đã hóa giải những pha thuận tay của Bob và chiến thắng sau 5 séc. Trận thua bất ngờ giống như cơn địa chấn trong sự nghiệp vẻ vang của hai tay vợt. Nhưng sau đó, họ thắng một loạt các giải đấu cuối năm bao gồm giải đấu ở Cincinnati, New York, Shanghai, Paris và London để hoàn tất một mùa giải thắng 22 trong tổng số 25 trận. Tại Mỹ mở rộng 2014, anh em nhà Bryan cũng vô địch để có danh hiệu thứ 100 trong sự nghiệp.