Federer và Nadal: Tất tật về cặp đấu vĩ đại của thể thao thế giới

Đã một thời gian, người ta không đặt lại câu hỏi giữa Federer và Nadal ai xuất sắc hơn, ai mới là huyền thoại của làng quần vợt. Câu hỏi đó không có lời giải đáp không phải bởi hai tay vợt đã lâu rồi không gặp nhau mà bởi chính những trận banh giữa cặp đấu vĩ đại của làng thể thao thế giới vốn đã thành huyền thoại.

Tay vợt người Thụy Sỹ và Tây Ban Nha chụp ảnh trước trận đấu tại Roland Garros năm 2005 - một trong những trận đấu mở màn cho mối duyên nợ 15 năm của họ. Ảnh: Reuters


Chờ đợi để gặp nhau

Chiều 29/1, người yêu quần vợt lại có cơ hội nức nở cùng chung kết Australia mở rộng giữa Roger Federer và Rafael Nadal.

Federer và Nadal chưa bao giờ thôi chờ đợi nhau. Federer đã từng công nhận anh mong mỏi “trận đấu duyên phận” giữa anh và Nadal thêm một lần nữa  tại chính sân Rod Laver Arena. Trong lịch sử thể thao thế giới, những cặp đấu vĩ đại như họ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Những cặp đấu mà chỉ có cả hai trên sân mới có trận đấu tuyệt vời nhất với đầy đủ những kỹ  thuật, ngón đòn và cảm xúc phô diễn. Nó giống như 4 trận so găng giữa Muhammad Ali và Joe Fraizer (môn quyền anh) sau trận thảm bại của Muhammad Ali tại Manila. Suốt 15 năm qua, người ta chứng kiến cả Federer và Nadal trưởng thành song hành và cùng nhau làm nên những trận banh lịch sử.

Melbourne 2017 may mắn có được một trận đấu cảm xúc như thế. Trận đấu được xem là một ngày hội của người yêu quần vợt với đầy đủ những pha phát bóng, volley hiểm hóc, giằng co dai dẳng mà chính John McEnroe còn phải trầm trồ thích thú. Nếu tính cả 2 cặp đấu bán kết đơn nam và đơn nữ là Federer, Nadal và Venus, Serena Williams ta có tổng cộng là 60 Grand Slam đã diễn ra giữa họ, một kỷ lục chưa từng có.

Nếu Federer thắng, anh sẽ có kỷ lục không thể phá nổi 18 Grand Slam. Nếu Nadal thắng, anh sẽ có 15 chức vô địch Grand Slam và rút ngắn khoảng cách vô địch với đối thủ lớn của mình xuống còn 2 Grand Slam.

Gặp gỡ

Chiều thu tháng 10/2016 tại Manacor, Mallorca, trong lúc Andy Murray cách đó chỉ 3 ngày đang giành giật để có loạt thắng 10 trận tại các giải ATP Tour trên đất Trung Quốc từ Bắc Kinh tới Thượng Hải để tranh ngôi số 1 với Novak Djokovic. Khi ấy, cặp kỳ phùng địch thủ của làng quần vợt gặp nhau trên đất Tây Ban Nha để khai trương Học viện quần vợt Rafa Nadal.

Roger Federer và Rafael Nadal bên nhau tại sự kiện khai trương Học viện quần vợt Rafa Nadal. Ảnh: Eurosport


Nụ cười của hai tay vợt đã có quá nhiều chiến thắng, những cái bắt tay ấm áp và những lời ngợi khen dành cho nhau. Nadal thì tán thưởng: “Sự có mặt của anh thật quan trọng đối với tất cả các em học sinh nơi đây. Anh là đại diện cho sự cống hiến, là tấm gương cho thế hệ quần vợt trẻ ở học viện.” Federer khiêm tốn: “Tôi vui vì được có mặt ở đây chứ. Vì giờ tôi đã biết nơi gửi bọn trẻ nhà Federer nếu muốn cho chúng học quần vợt ở đâu rồi.”

Có lẽ, nó giống những lời ngợi khen của những tay vợt đã hết thời, đã già dành cho nhau hơn là những tay vợt còn đang ham hố với chiến thắng. Trên thực tế, khi ấy, cả hai đều đã  rớt khỏi vị trí top 4 tay vợt xuất sắc nhất lần đầu tiên sau 13 năm cố gắng. Thậm chí tệ hơn, một trận đấu kéo dài 3 séc cũng là cả một thử thách. Nadal từng chia sẻ: “Chúng tôi dự tính sẽ chơi một trận mang tính biểu diễn nhưng anh ấy thì đau gối còn tôi bị thương cổ tay. Vì thế chúng tôi chỉ có thể đánh vài đường lấy lệ cho bọn trẻ xem.”

Trở lại

Trả lời phỏng vấn sau trận đấu bán kết với Wawrinka, Federer chia sẻ: “Tôi sẽ dành tất cả cho Australia lần này, ngay cả khi tôi không thể đi lại nổi suốt 5 tháng sau đó.” Câu trả lời đủ cho thấy tầm quan trọng và sự quyết tâm của cả 2 tay vợt.

Nadal nhận cúp vô địch Wimbledon năm 2008 khi trời đã nửa đêm. Ảnh: AFP


Nadal: “Tôi chưa từng mơ tới việc tôi có thể trở lại chơi chung kết.”

Nadal khi đó có cơn nghỉ dài sau chấn thương gặp phải tại ATP Thượng Hải. Đó là trận đấu cuối cùng anh chơi năm 2016 vì chấn thương cổ tay buộc anh phải nghỉ thi đấu. Hơn 2 năm rưỡi tái đi tái lại chấn thương, Nadal chỉ vào tứ kết Grand Sam là bị loại tính từ sau khi vô địch Pháp mở rộng lần thứ 9 năm 2014. 2016 trở thành một năm tệ nhất trong lịch sử thi đấu của Nadal kể từ khi anh bắt đầu chơi quần vợt chuyên nghiệp năm 2004. Anh nhanh chóng bị loại khỏi Pháp mở rộng 2016, rút lui khỏi Wimbledon, thua ở vòng 4 Mỹ mở rộng.

Sự ra đi của Federer còn bi đát hơn rất nhiều. Anh để thua Milos Raonic tại bán kết Wimbledon 2016 và đó cũng là lần thi đấu cuối trong năm ấy của anh. Chấn thương đầu gối buộc anh tuyên bố nghỉ phần còn lại của mùa giải bao gồm cả Olympic Rio.

Tay vợt người Thụy Sỹ viết trên trang cá nhân: “Tôi vẫn còn động lực và kế hoạch để trở lại mạnh mẽ khuấy động làng quần vợt thế giới năm 2017.”

Trong thời gian chờ phục hồi chấn thương, Federer đi câu cá, đuổi bắt với lũ trẻ quanh nhà. Nadal theo đuổi mong muốn mở học viện quần vợt. Cả hai đều không có được phong độ tốt nhất để trở lại Melbourne. Hai tay vợt có tổng số hạng hạt giống là 26 còn xa mới là ứng cử viên vô địch trước hai tay vợt hàng đầu hiện nay: Murray và Djokovic.

Khi thắng trận vòng 1 mà để thua 1 séc đấu trước tay vợt Jurgen Melzer, Federer trả lời báo chí: “Một chặng đường dài mà tôi đã vượt qua giúp tôi luôn nhận ra những điều tươi đẹp. Tôi hy vọng trụ lại lâu lâu một chút, thi đấu những trận đấu đẹp mắt. Thậm chí là nếu tôi thua trận hôm nay, mọi thứ vẫn tươi đẹp vì tôi đã có thể trở lại sân quần.”

Sự nghiệt ngã của Grand Slam khiến Federer không thể ngờ anh lần lượt vượt qua các vòng đấu với Noah Rubin và Tomas Berdych sau 3 séc; với Kei Nishikori sau 5 séc; với tay vợt từng loại số 1 thế giới Andy Murray là Andy Murray để vào chơi trận chung kết. Nhưng xem cái cách Federer thi đấu, các chuyên gia khẳng định Federer đã  trở lại.

Với Nadal, anh không khó khăn ở những vòng ngoài trước Florian Mayer và Marcos Baghdatis. Cậu em nhà Zverev là Alexander là một trở ngại khiến anh phải thi đấu tới 5 séc. Tiếp đó là tay vợt số 6 Gael Monfils trong 4 séc và cuối cùng là 3 séc thắng Milos Raonic ở tứ kết.

Các chuyên gia nhận xét Nadal chơi còn hay hơn khoảng thời gian 3 năm trước với cây vợt nặng hơn và lối chơi tập trung hơn.

Michelangelo và Leonardo

Năm 1504, có vị quyền quý thành Florence thắc mắc ai là họa sĩ giỏi nhất thế giới để mời về vẽ tranh cho mình. Hai ứng cử viên dùng để chọn một là Leonardo Da Vinci – người vẽ tranh nàng Mona Lisa bí hiểm và họa sĩ Michelangelo – người khắc bức tượng David. Hai đối thủ được phân cho 2 bức tường đối diện, mỗi người vẽ về một cuộc chiến trong truyền thuyết để chứng tỏ tài năng.

Michelangelo và Leonardo của Australia mở rộng năm 2017. Ảnh: Eurosport


Đáng buồn là Michelangelo bị gọi về Rome sớm và không kết thúc bức họa trên tường. Người ta không bao giờ biết được ai mới là họa sĩ tài năng nhất. Bản thân Federer hay Nadal cũng không thể chứng minh nổi giữa họ ai giỏi hơn suốt nhiều năm ròng.

Cả hai trận bán kết của Federer gặp Stan Wawrinka và Nadal gặp Grigor Dimitrov đều phải diễn ra trong 5 séc phần nào cũng vắt kiệt sức lực của cả hai. Đặc biệt là Nadal gặp bất lợi khi thi đấu muộn hơn một ngày.

Hai nghệ sĩ tài danh sẽ tiếp tục gây xôn xao, tranh cãi trong lòng người hâm mộ bằng trận chung kết Australia mở rộng sắp tới.

Phân tích hai kình địch

Gọi hai tay vợt là kình địch, ta không thấy sự căng thẳng về tâm lý. Do ràng giữa họ có sự yêu quý, tôn trọng và nể phục. Về mặt thành tích, Federer với 17 Grand Slam so với 14 của Nadal có sự vượt trội. Cách đánh của Federer cũng toàn diện và thông minh thuộc hàng mẫu mực. Ấy thế nhưng khi đã gặp đúng tay vợt khắc chế của mình, Federer không thắng được nhiều. Nadal hiện dẫn 23 trận thắng 11 trận thua trong tất cả các lần đối đầu. Trong đó, chỉ tính riêng các trận tại Grand Slam, Nadal vẫn dẫn trước với 6 trận thắng và 2 trận thua.

Năm   Chung kết Grand Slam    Người thắng

2006    Roland Garros                    Rafael Nadal
2006    Wimbledon                         Roger Federer
2007    Roland Garros                    Rafael Nadal
2007    Wimbledon                         Roger Federer
2008    Roland Garros                    Rafael Nadal
2008    Wimbledon                         Rafael Nadal
2009    Australia mở rộng             Rafael Nadal
2011    Roland Garros                   Rafael Nadal


Trận đấu được xem là hấp dẫn nhất giữa hai tay vợt tại chung kết Wimbledon 2008. Trận đấu cam go diễn ra sau 5 séc đấu kéo dài tới gần 5 giờ đồng hồ với các  tỷ số 6-4 6-4 6-7 6-7 9-7.

Khi biết khả năng vào chung kết Australia mở rộng sẽ gặp Nadal, Federer nói: “Nadal là thử thách lớn nhất đối với tôi.”

Bước vào sân Rod Laver Arena ngày 29/1, Roger Federer trở thành tay vợt nam lớn tuổi nhất từng tham dự chung kết giải Grand Slam sau tay vợt Ken Rosewall lọt vào chung kết Mỹ mở rộng 1974 khi đã gần 40 tuổi.

“Tôi sẽ dành tất cả cho Australia lần này, ngay cả khi tôi không thể đi lại nổi suốt 5 tháng sau đó.” – câu nói thêm một lần nữa nhắc nhở về sự quyết tâm của hai tay vợt duyên nợ. Với những khán giả vẫn muốn trả lời câu hỏi ai xuất sắc hơn, có thể đón xem trận đấu diễn ra vào lúc 15h30 (giờ Việt Nam) để tìm câu trả lời.

Minh Tuệ (theo Eurosport)
Australia mở rộng: Vượt chị, Serena Williams giành Grand Slam thứ 23
Australia mở rộng: Vượt chị, Serena Williams giành Grand Slam thứ 23

Ngay cả Steffi Graf cũng từng khẳng định, việc Serena Williams giành thêm Grand Slam thứ 23 chỉ là điều sớm muộn. Và nay, ở tuổi 35, nữ hoàng quần vợt đã có kỷ lục của mình sau khi thắng cô chị Venus Williams sau 2 séc 6-4 6-4 tại chung kết Australia mở rộng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN