Lý do Mỹ 'cầm đầu' điều tra quan chức FIFA

Bóng đá không phải là môn thể thao vua tại Mỹ, nhưng nước này đã quyết định đứng ra buộc tội các quan chức cấp cao của FIFA (đều không phải là công dân Mỹ) tham nhũng. Vậy những lý do, yếu tố nào dẫn đến quyết định này?

Một nữ nhân viên lau bảng hiệu của FIFA.


Một trong những lý do được đưa ra đầu tiên được dựa trên phát biểu mới đây của Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Loretta Lynch cho biết 9 quan chức FIFA bị cáo buộc tham nhũng đã thực hiện các hành vi phạm pháp của họ trên đất Mỹ, họ sử dụng hệ thống ngân hàng của Mỹ và đang có các âm mưu nhằm vào thị trường bóng đá Mỹ.

Điều đáng chú ý là trước khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp hồi cuối tháng 4, bà Loretta Lynch đã có xem xét về vụ việc này.

Các công tố viên cho biết, 7 quan chức FIFA bị bắt tại Zurich, Thụy Sĩ hôm 27/5 đã nhận hối lộ tổng số tiền hơn 100 triệu USD trong khoảng thời gian từ những năm đầu thập kỷ 1990 cho đến nay, vốn đều liên quan tới hợp đồng quảng cáo của các giải đấu. Hiện vẫn chưa rõ giải World Cup 1994 được tổ chức tại Mỹ có liên quan tới vụ việc hay không.

Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) là cái tên được nhắc đến nhiều trong vụ việc và những cáo buộc quan chức FIFA tham nhũng là kết quả 3 năm cần mẫn điều tra của cơ quan này.

Ông Chuck Blazer ở phía sau chủ tịch FIFA Joseph Blatter trong một cuộc họp tại Thụy Sĩ năm 2011.


Ngoài ra, Chuck Blazer - công dân Mỹ là nhân vật có tầm quan trọng thứ hai trong CONCACAF (Liên đoàn bóng đá Bắc, Trung Mỹ và Caribe) đã thú nhận tội tham nhũng trong năm 2013 và sau đó ông trở thành người cung cấp thông tin quan trọng cho FBI.

Theo cơ quan điều tra, ông Blazer đã nộp những tài liệu và bản ghi âm các cuộc gặp với đồng nghiệp ở FIFA trong đó có nội dung về những "thỏa thuận không chính đáng".


Ngoài ra, yếu tố quan trọng khác là truyền thông Mỹ và các công ty của nước này chính là đối tác và nhà tài trợ lớn nhất trong các giải World Cup của FIFA.

Hiện tại, các nhà tài trợ bóng đá bao gồm Adidas, Visa và Coca-Cola đã cùng lên tiếng yêu cầu FIFA cải tổ lại các hoạt động của tổ chức này.




Hà Linh (Theo CNN)
Moskva: Vụ bắt 9 quan chức FIFA là ‘âm mưu chính trị’ chống Nga
Moskva: Vụ bắt 9 quan chức FIFA là ‘âm mưu chính trị’ chống Nga

Nga xem việc bắt giữ 9 quan chức FIFA có thể là hành động mang động cơ chính trị nhằm chống Nga.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN