Thời gian giao dịch rút ngắn lại trong tuần này khi phần lớn các Sở quốc tế sẽ đóng cửa nghỉ lễ Giáng sinh vào thứ Sáu, khiến dòng tiền suy yếu. Giá trị giao dịch toàn Sở giảm hơn 10% về mức 2.200 tỷ đồng.
Giá dầu sụt giảm mạnh vì Omicron
Giá dầu biến động rất mạnh ngày hôm qua khi một loạt các tin tức lớn trong cuối tuần và sáng thứ Hai kích hoạt hàng loạt các lệnh bán và đẩy giá gap-down ngay trong phiên sáng. Kết thúc phiên giao dịch, giá WTI giảm 2,98% xuống ,61 USD/thùng trong khi giá Brent giảm 272% xuống 71,52 USD/thùng.
Trong phiên, đã có lúc giá giảm hơn 4 USD/thùng dưới tác động của một loạt các thông tin tiêu cực về COVID-19, triển vọng của kinh tế Mỹ và Trung Quốc, 2 nước đứng đầu nền kinh tế thế giới. Nguy cơ phong tỏa trong dịp nghỉ lễ Giáng sinh, Năm mới đang bao trùm các nước châu Âu EU, khi mà số ca nhiễm mới có thể sẽ tăng lên gấp đôi chỉ sau vài ngày nếu chính phủ không nhanh chóng hành động và sắt chặt hơn nữa các biện pháp kiểm dịch.
Điều này chắc chắn sẽ làm giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng trong thời gian tới, đặc biệt là trong các ngày lễ vốn là thời điểm giao thông tăng cao. Giá dầu chỉ phục hồi trong phiên tối khi có thông tin các thành viên OPEC+ tăng mức tuân thủ các hạn ngạch đề ra trong tháng 11, do khó khăn trong việc gia tăng sản xuất.
Nguyên liệu công nghiệp chìm trong sắc đỏ
Lực bán mạnh mẽ khiến cho các mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt đóng cửa trong sắc đỏ. Hai mặt hàng cà phê trải qua một phiên điều chỉnh lớn với khi mà giá Arabica giảm 4,5% còn 224,1 cents/pound, còn giá Robusta giảm nhẹ hơn còn 1,07 cents/pound. Sự chênh lệch trong lực bán trong ngày hôm qua xuất phát từ khoảng cách lớn giữa hai Sở.
Sau phiên hôm qua, mức chênh lệch này đã được thu hẹp xuống còn 53% chiết khấu cho giá Robusta. Những nỗi lo về mùa vụ đã không thể hỗ trợ cho giá cà phê trước việc nhu cầu tiêu thụ có thể bị sụt giảm mạnh khi các nước giãn cách để phòng chống dịch, nhất là trong bối cảnh biến thể Omicron đang lây lan rất nhanh.
Giá cao su châu Á tiếp tục lao dốc, thị trường Việt Nam vẫn khá bình ổn
Bên cạnh cà phê, giá cao su thế giới cũng đồng loạt lao dốc do tác động từ các biện pháp thặt chặt của nhiều nước phương Tây. Giá cao su RSS3 kỳ hạn tháng 5 trên Sở OSE (Nhật Bản) giảm gần 3% về mức 1.995 USD/tấn.
Trên Sở Giao dịch Thượng Hải Trung Quốc, giá hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 5/2022 được giao dịch nhiều nhất cũng tiếp tục giảm mạnh 165 NDT xuống 14.240 NDT, tương đương 2.233 USD/tấn.
Kể từ cuối tháng 11, giá cao su đảo chiều giảm mạnh tại các sàn ở châu Á. Những trường hợp biến thể của chủng Omicron ngày càng tăng ở châu Âu và Mỹ khiến nhà đầu tư lo ngại rằng các biện pháp hạn chế đi lại có thể làm ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu và nhu cầu tiêu thụ đối với mặt hàng này.
Hôm qua, hãng xe Toyota cho biết, họ sẽ tạm ngừng sản xuất tại 5 nhà máy trong nước vào tháng 1 do thiếu hụt chip khi chuỗi cung ứng toàn cầu gián đoạn và lo ngại về sự lây lan của biến chủng Omicron.
Tuy nhiên, giá mủ cao su nguyên liệu tại thị trường nội địa không có nhiều biến động kể từ đầu tháng 12 tới nay. Trong 11 tháng đầu năm, nước ta đã xuất khẩu hơn 1,7 triệu tấn cao su, tương đương kim ngạch 2,8 tỷ USD, tăng gần 12% về lượng và 41% về kim ngạch.