Cà phê và đường tăng mạnh do lo ngại nguồn cung

Kết thúc phiên giao dịch 23/11, chỉ số MXV-Index có phiên tăng thứ 2 liên tiếp với mức tăng mạnh gần 1%, lên mức 2.394 điểm.

Đáng chú ý nhất trong phiên hôm qua là mức tăng rất mạnh của nhóm cà phê và đường, đã giúp cho chỉ số MXV-Index Công nghiệp tăng vọt 1,45%.

Chú thích ảnh

Dòng tiền sau khi còn do dự trong phiên đầu tuần, đã trở lại phần nào trong phiên ngày hôm qua nhờ diễn biến tích cực của các nhóm hàng hóa, giúp giá trị giao dịch phục hồi hơn 30% lên gần 3.700 tỷ đồng. Tuy nhiên, tâm lý trước nghỉ Lễ Tạ ơn vẫn khiến cho con số này thấp hơn 10% so với cuối tuần trước.

Giá cà phê bật tăng mạnh

Thị trường nguyên liệu công nghiệp vẫn duy trì sự phân hóa mạnh giữa các mặt hàng. Hai mặt hàng cà phê đồng loạt bật tăng mạnh mẽ trong ngày mà các quỹ đăng ký vị thế với hai Sở. Giá Arabica tăng 4,65% lên 242,05 cents/pound, mức cao nhất trong vòng 10 năm. Giá Robusta cũng tăng 2,04% lên 2.297 USD/tấn. 

Chú thích ảnh

Ngoài những lo lắng về tình hình vận chuyển trên thế giới, vẫn luôn thúc đẩy lực mua trên thị trường trong 6 tháng gần đây, việc các nhà đầu tư cũng tiến hành tất toán các hợp đồng cà phê đáo hạn trong năm nay để chuyển sang các hợp đồng kỳ hạn xa hơn cũng là yếu tố thúc đẩy giá cả hai mặt hàng trong hôm qua. 

Mức tồn kho Arabica trên Sở ICE US tiếp tục giảm mạnh, không chỉ phản ánh những lo ngại về nguồn cung, mà còn thể hiện kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ sẽ gia tăng đáng kể trong các dịp lễ lớn cuối năm ở hai thị trường tiêu thụ lớn nhất là Mỹ và Châu Âu.

Trên thị trường nội địa, giá cà phê hôm nay được thu mua từ 41.000 - 42.000 đồng/kg. Cụ thể, giao dịch cà phê tại Lâm Đồng với mức giá thấp nhất, trong khi Đắk Lắk khoảng 41.800 đồng/kg, Gia Lai khoảng 41.700 đồng/kg và Kon Tum dao động quanh mức 41.600 đồng/kg.

Chú thích ảnh

Giá đường và bông trái chiều

Giá đường bật tăng trở lại, với hợp đồng đường thô tháng 3/2022 tăng 1,8% lên 20,11 cents/pound, hợp đồng đường trắng cùng kỳ hạn tăng 2% lên 518,4 USD/tấn. Khả năng hiện tượng thời tiết La Nina diễn ra không chỉ gây tác động tiêu cực lên mùa vụ cà phê mà còn dẫn tới một vụ mía kém ở Brazil. 

Bên cạnh đó, Công ty Cung ứng Lương thực Quốc gia Brazil (CONAB) cắt giảm ướng tính sản lượng mía được thu hoạch giảm còn 586,4 triệu tấn, thấp hơn 13,2% so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, sản lượng đường cả nước cho niên vụ 2021/22 ước tính đạt 33,9 triệu tấn, giảm 17,8% so với niên vụ trước. Đây là các yếu tố đã thúc đẩy cho sự hồi phục của thị trường đường trong phiên hôm qua. 

Giá bông giảm 0,27% còn 115,6 cents/pound. Thị trường đang ở trong giai đoạn tích lũy khi mà triển vọng tiêu thụ vẫn tốt nhưng các yếu tố tiêu cực đang gây áp lực lên giá trong ngắn hạn. Việc Tổng thống Biden tái bổ nhiệm ông Jerome Powell vào vị trí Chủ tịch FED nhiệm kỳ thứ 2 đã làm cho đồng USD bật tăng mạnh mẽ, nhưng đây lại là yếu tố bất lợi với triển vọng của các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như bông.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam
Bản tin MXV 23/11: Lúa mì tăng mạnh trong phiên đầu tuần do áp lực nguồn cung
Bản tin MXV 23/11: Lúa mì tăng mạnh trong phiên đầu tuần do áp lực nguồn cung

Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, sắc xanh chiếm ưu thế trên bảng giá 35 mặt hàng đang giao dịch liên thông với quốc tế tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, qua đó giúp chỉ sô MXV-Index tăng 0,47% lên mức 2.373 điểm. Trong đó, đáng chú ý nhất là mức tăng mạnh 1,46% của nhóm nông sản.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN