Xoài Việt Nam tại Australia. |
Đó là chưa kể tới việc đất đai manh mún chỉ 0,3 ha trên một hộ dân, khiến quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp khó lòng tiến nhanh.
Do đó, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, không còn con đường nào khác là phải tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhanh theo hướng sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị biền vững, có giá trị gia tăng cao, đem lại đời sống tốt hơn cho nhân dân.
Tuy nhiên, việc tái cơ cấu này sẽ được thực hiện như thế nào khi nguồn lực của Trung ương và nhiều địa phương bị thu hẹp, đất đai manh mún, không nhiều doanh nghiệp quan tâm đầu tư vào nông nghiệp vì rủi ro cao. Thựa tế, qua 3 năm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp mới chỉ dừng lại ở một vài mô hình tốt và nhận thức của người dân về tái cơ cấu được nâng lên. Hiện số doanh nghiệp tham gia nông nghiệp chiếm chưa tới 1% tổng số doanh nghiệp trên cả nước. Hơn nữa 90% doanh nghiệp này là nhỏ và “siêu nhỏ”, trong khi những doanh nghiệp có vai trò “đầu tàu” rất ít.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định, để tái cơ cấu nông nghiệp thành công phải coi doanh nghiệp là “hạt nhân” và làm nền tảng, động lực trong các liên kết của nông nghiệp sản xuất hàng hóa tập trung. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đề xuất Chính phủ sửa đổi Nghị định 210 về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp để thu hút thêm nguồn lực từ phía các doanh nghiệp.
“Ngành nông nghiệp sẽ tập trung hình thành 3 trục phát triển gồm: Sản phẩm quốc gia, sản phẩm cấp tỉnh và sản phẩm quy mô cấp địa phương. Các sản phẩm cũng sẽ được định hướng cung cấp cho từng thị trường quốc tế và trong nước”, Bộ Trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết.
Theo đó, ngành nông nghiệp chọn 10 sản phẩm quốc gia có lợi thế, có giá trị và độ bền vững cao để chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu, coi đây là ngành hàng quốc gia. Thứ hai là sản phẩm cấp tỉnh, là những sản phẩm mang tính lợi thế, đặc thù của tỉnh. Sản phẩm này cũng phải tính đến thị trường nội địa, nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và hướng đến xuất khẩu. Thứ 3 là sản phẩm quy mô cấp địa phương, nhưng vẫn phải có công nghệ chế biến sâu, cung cấp cho thị trường trong nước và có cả thị trường xuất khẩu như: mô hình “mỗi làng một sản phẩm” đang được thực hiện rất thành công tại Quảng Ninh.
Ngoài ra, Bộ NN&PTNT sẽ thiết kế khung chính sách để đáp ứng yêu cầu của 3 trục trên ở mọi cấp độ; phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả và đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác với doanh nghiệp.