Ngoài ra, việc giới đầu hướng sự chú ý sang các dấu hiệu cho thấy kinh tế toàn cầu trên đà suy yếu cũng khiến thị trường thêm phần ảm đạm.
Kết thúc phiên này, tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản mất 140,80 điểm (0,65%), xuống 21.456,01 điểm, đánh dấu phiên giảm điểm thứ ba liên tiếp của chỉ số này, khi giới đầu tư hoài nghi về triển vọng kinh tế toàn cầu. Trong báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu 2019 mới công bố ngày 6/3, OECD đã hạ dự báo tăng trưởng cả kinh tế Mỹ lẫn kinh tế thế giới trong năm nay, do tác động từ một loạt yếu tố trong đó có các xung đột thương mại giữa các nước và tác động từ Brexit, chỉ việc nước Anh rời Liên minh châu Âu. Thêm vào đó, xu hướng bán ra còn được thúc đẩy bởi đà giảm của Phố Wall trong phiên giao dịch đêm trước, do số liệu đáng thất vọng về việc làm khu vực tư nhân, cũng như sự thiếu vắng các thông tin mới liên quan tới quan hệ thương mại Mỹ-Trung.
Tại thị trường Sydney, chỉ số S&P/ASX 200 của Australia tăng 18,30 điểm (0,29%), lên 6.263,900 điểm. Sắc xanh cũng thống lĩnh các thị trường chứng khoán Singapore, Wellington, Manila, Mumbai và Bangkok. Tuy nhiên, tại thị trường Seoul, chỉ số Kospi của Hàn Quốc lại hạ 9,81 điểm (0,45%), xuống 2.165,79 điểm.
Tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng biến động ngược chiều nhau, khi giới đầu tư chờ đợi diễn biến mới nhất về đàm phán thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Khép lại phiên này, chỉ số Hang Seng giảm 258,15 điểm (0,89%), xuống 28.779,45 điểm. Trong khi đó, chỉ số Shanghai Composite lại tăng 4,32 điểm (0,14%), xuống 3.106,42 điểm.