Tại Nhật Bản, chứng khoán Tokyo tiếp nối đà tăng mạnh của ngày hôm trước khi giá dầu rẻ hơn và đồng yen yếu hơn đã thúc đẩy thị trường bất chấp bất ổn chính trị. Chỉ số Nikkei 225 tăng 0,8% lên .903, điểm khi đóng cửa.
Tại Trung Quốc, các chỉ số chính có phần trái chiều nhau. Chỉ số Hang Seng tại Hong Kong phiên này tăng 0,49% lên 20.701,14 điểm khi đóng cửa. Trong khi đó, chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 1,1% xuống 3.286,41 điểm.
Hầu hết các thị trường châu Á khác đều tăng điểm, với Sydney, Seoul, Kuala Lumpur và Bangkok đi lên. Ngược lại, các thị trường Singapore, Taipei và Manila đều trong vùng giảm.
Giới đầu tư đang đối mặt một tuần dày đặc các chỉ số kinh tế. Đáng chú ý, Chính phủ Mỹ sẽ công bố ước tính tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý III/2024 trong tuần này, cùng với báo cáo thị trường lao động hàng tháng. Các báo cáo được đưa ra trước cuộc họp kéo dài hai ngày 6-7/11 của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), vốn diễn ra ngay sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ (ngày 5/11 theo giờ địa phương).
Theo công cụ FedWatch của CME, thị trường hiện đang dự đoán Fed sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản tại cuộc họp tới.
Nhà đầu tư cũng đang chờ đợi báo cáo thu nhập của 5 trong số 7 "gã khổng lồ" công nghệ, bao gồm Alphabet (công ty mẹ của Google), Amazon, Apple, Meta (công ty mẹ của Facebook) và Microsoft.
Bên cạnh đó, thị trường cũng dành nhiều chú ý tới quyết định lãi suất của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) vào cuối tuần này. Dự kiến, BoJ sẽ giữ nguyên lãi suất sau hai lần tăng trước đó trong năm nay.
Chuyên gia Alvin Tan của ngân hàng đầu tư RBC Capital Markets nhận định, mặc dù chính sách tiền tệ của BoJ sẽ không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các diễn biến chính trị hiện thời, nhưng có khả năng chính phủ tiếp theo sẽ cần tăng chi tiêu tài khóa. Điều này có thể tăng áp lực buộc BoJ làm chậm kế hoạch thắt chặt chính sách tiền tệ.
Tại thị trường Việt Nam, khép phiên 29/10, chỉ số VN - Index tăng 7,01 điểm (0,56%) lên 1.261,78 điểm. Chỉ số HNX - Index tăng 0,97 điểm 0,43%) lên 225,56 điểm.