Bên cạnh đó, tâm lý thận trọng cũng đang bao trùm thị trường do khả năng Chính phủ Nhật Bản sẽ can thiệp bằng cách mua đồng yen.
Các nhà giao dịch cho hay đồng nôi tệ Nhật Bản suy yếu tại Tokyo do số liệu lạm phát tháng 9/2022 tại Anh mạnh hơn dự kiến, dẫn đến đồn đoán Ngân hàng trung ương Anh sẽ thực hiện nâng lãi suất lớn để kiểm soát đà tăng giá, qua đó đẩy lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ cũng như của Anh cao hơn.
Đồng yen đã bị bán rất nhiều so với đồng USD gần đây, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát cao, trong khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) vẫn kiên định với chính sách tiền tệ siêu nới lỏng, dẫn đến chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Nhật Bản ngày càng gia tăng.
Chiều 19/10, đồng USD giao dịch ở mức 149,33 - 149,36 yen/USD, sau khi dao động trong khoảng 149,11 - 149,48 yen/USD trong phiên, so với mức 149,18 - 149,28 yen/USD tại New York và 148,95 - 148,97 yen/USD tại Tokyo chiều 18/10.
Đồng euro được giao dịch ở mức 0,98 - 0,9840 USD/euro và 146,93 - 146,97 yen/euro so với mức 0,9856 - 0,9866 USD/euro và 147,05 - 147,15 yen/euro tại New York và 0,9857 - 0,9859 USD/euro và 146,82 - 146,86 yen/euro tại Tokyo phiên 18/10.
Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản không đổi so với mức đóng phiên ngày 18/10 là 0,25%. Nó đã có lúc chạm mức 0,255%, tăng trên giới hạn trên 0,25% được đặt ra theo chính sách lãi suất thấp của BoJ lần đầu tiên sau bốn tháng.