Khép phiên này, giá dầu Brent giao kỳ hạn giảm 7,6% xuống ,55 USD/thùng, còn giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 8,2%, xuống 36,34 USD/thùng. Giá dầu Brent và WTI trải qua phiên sụt giảm tổi tệ nhất lần lượt kể từ ngày 21/7 và 27/4.
Theo số liệu từ hãng tin Reuters, số trường hợp nhiễm dịch COVID-19 tại Mỹ đã vượt mốc 2 triệu ca vào ngày 10/6. Số ca nhiễm mới tại nước này đang tăng nhẹ sau 5 tuần sụt giảm. Giữa bối cảnh hầu hết các bang tại Mỹ đã nới lỏng hạn chế đi lại - yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu đối với dầu mỏ, tiêu thụ nhiên liệu tại nước này vẫn thấp hơn các mức thông thường 20%, khi người tiêu dùng vẫn mang tâm lý cẩn trọng. Theo dự báo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), triển vọng kinh tế Mỹ sẽ vẫn ảm đạm, khiến nhu cầu đối với "vàng đen" suy yếu.
Số liệu từ Chính phủ Mỹ công bố ngày 10/6 cho thấy, dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần trước bất ngờ tăng 5,7 triệu thùng lên mức cao kỷ lục 5,1 triệu thùng, chủ yếu do lượng dầu nhập khẩu từ Saudi Arabia. Dự trữ xăng tại nước này cũng tăng cao hơn dự kiến lên mức 258,7 triệu thùng.
Ông Gene McGillian, Giám đốc phụ trách mảng nghiên cứu thị trường tại Tradition Energy, cho rằng trên thực tế, dự trữ nhiên liệu đang dôi dư trên quy mô toàn cầu.
Một số nước thuộc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất liên minh, còn gọi là OPEC+, trong đó có Iraq và Nigeria, hiện vẫn chưa tuân thủ thoả thuận cắt giảm sản lượng dầu đã được nhóm này thống nhất.