Niềm tin đó đã giúp đảo ngược những thiệt hại hồi đầu phiên, sau thông báo chính thức hiếm hoi của Trung Quốc rằng họ đã bán bớt một phần kho dự trữ xăng và dầu diesel để tăng nguồn cung thị trường và hỗ trợ ổn định giá ở một số khu vực.
Phiên này, giá dầu Brent giao kỳ hạn tăng 99 xu Mỹ (tương đương 1,1%) lên 84,71 USD/thùng sau khi chạm mức thấp nhất trong phiên này là 83,03 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) cũng tăng 84 xu Mỹ (0,6%) lên 84,05 USD/thùng, sau khi giảm xuống 82,74 USD/thùng trước đó cùng phiên.
Một cuộc thăm dò của hãng tin Reuters (Vương quốc Anh) cho thấy giá dầu dự kiến sẽ giữ ở mức gần 80 USD/thùng khi kết thúc năm nay, do nguồn cung thắt chặt và chi phí khí đốt cao hơn khuyến khích việc chuyển sang sử dụng dầu thô để làm nhiên liệu phát điện.
Giá dầu đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm vào tuần trước, chủ yếu nhờ nhu cầu sau đại dịch phục hồi. Ngoài ra, việc OPEC cùng các nhà sản xuất ngoài khối (còn gọi là nhóm OPEC+) bám sát mức tăng sản lượng hàng 400.000 thùng/ngày bất chấp lời kêu gọi tăng nguồn cung dầu từ những nước tiêu thụ chủ chốt.
Các nhà phân tích dự kiến OPEC+ sẽ bám sát con số 400.000 thùng/ngày tại cuộc họp ngày 4/11, với các thành viên Kuwait và Iraq trong những ngày gần đây lên tiếng ủng hộ tổ mức tăng sản lượng này.
Ông Jim Ritterbusch, Chủ tịch công ty tư vấn tài chính Ritterbusch and Associates LLC (Mỹ) nhận định OPEC+ nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì hiện trạng này. Nhưng nếu giá dầu Brent trở lại mức cao mới của bảy năm, khối này sẽ ngầm phát tín hiệu đồng ý trong trường hợp có sự vi phạm hạn ngạch sản lượng đề ra.