Giá gạo xuất khẩu gạo giảm
Giá gạo xuất khẩu giảm trong tuần này ở hầu hết quốc gia xuất khẩu gạo do nhu cầu yếu và nguồn cung mới được bổ sung cho thị trường gạo.
Giá gạo đồ 5% tấm của quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu là Ấn Độ giảm xuống 376-2 USD/tấn trong tuần này, từ mức 379-5 USD/tấn trong tuần trước đó. Theo một nhà xuất khẩu ở Kakinada ở bang Andhra Pradesh, giá gạo ở Ấn Độ đang giảm do sản lượng gạo dự kiến tăng.
Trong khi đó, giá gạo 5% tấm của Thái Lan giảm xuống 472-477 USD/tấn trong tuần này, từ mức 475-495 USD/tấn trong tuần trước đó, chủ yếu do sự biến động của đồng baht của Thái Lan trong khi nhu cầu thấp. Theo một thương nhân ở Thái Lan, thị trường gạo đang tiếp nhận nguồn cung mới một cách đều đặn và điều này có thể từng bước kéo giá gạo đi xuống trong một vài tuần tới.
Còn tại Việt Nam, gạo 5% tấm được báo giá ở mức 460-480 USD/tấn, so với mức 470-475 USD/tấn trong tuần trước đó, khi hoạt động xuất khẩu trầm lắng với sự “vắng mặt” của các khách hàng đến từ Philippines.
Theo một thương nhân ở tỉnh An Giang, một số nhà xuất khẩu chỉ tập trung vào việc hoàn tất các hợp đồng cung cấp gạo đã ký với Cuba.
Các thương nhân cho rằng mực nước ở “vựa lúa” Đồng bằng sông Cửu Long đang ở mức thấp trong năm 2020 và họ quan ngại về nguy cơ hạn hán hay sương muối trong vụ canh tác sắp tới.
Thị trường nông sản Mỹ
Kết thúc phiên giao dịch 2/10, tại Sàn giao dịch nông sản Chicago (CBOT) của Mỹ, giá các loại nông sản giao kỳ hạn biến động trái chiều, trong đó giá ngô và đậu tương giảm còn giá lúa mỳ tăng.
Giá ngô giao tháng 12/2020 giảm 3 xu Mỹ (tương đương 0,78%) xuống còn 3,7975 USD/bushel khi đóng cửa. Giá đậu tương giao tháng 11/2020 chốt phiên với mức giảm 2,75 xu Mỹ (0,27%), xuống còn 10,2075 USD/ bushel. Trong khi đó, giá lúa mỳ giao tháng 12/2020 tăng 3 xu Mỹ (0,53%) lên 5,7325 USD/bushel (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg).
Theo công ty nghiên cứu AgResource, khối lượng nông sản giao dịch trên sàn CBOT khá thấp khi ít thương nhân chấp nhận rủi ro trước đợt thu hoạch diễn ra vào cuối tuần. Giá ngô vẫn sụt giảm trong khi giá lúa mỳ đi lên do tình hình thời tiết khô ráo ở khu vực Tây Nam nước Nga và nhu cầu nhập khẩu 180.000 tấn lúa mỳ của Pakistan.
Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ thông báo Trung Quốc đã đặt mua 264.000 tấn đậu tương của Mỹ trong niên vụ 2020-2021.
Cũng theo AgResource, Bộ Nông nghiệp Nga sẽ có thể chấp thuận một hạn ngạch xuất khẩu lúa mỳ vào giữa tháng 10/2020 cho giai đoạn từ tháng 1-6/2021. Vụ thu hoạch lúa mỳ 2020 của Nga hiện đã hoàn tất 96% với năng suất tăng trung bình 7,4%, mức cao thứ hai trong lịch sử.
Chính phủ Argentine đã tạm thời giảm thuế xuất khẩu đậu tương đi 3 điểm % xuống còn 30%. Tuy vậy, các nông dân Argentine cho rằng mức giảm trên là quá thấp và chưa thể mang lại hiệu quả như mong đợi của họ.
Thị trường cà phê châu Á
Giá cà phê trong nước của Việt Nam giảm tuần thứ hai liên tiếp do tình hình thị trường thế giới trầm lắng, trong khi mức tiền cược đối với các hợp đồng mua bán cà phê của Indonesia vẫn ổn định khi một số nông dân vẫn duy trì lượng cà phê trữ kho.
Các nông dân ở Tây Nguyên, khu vực trồng cà phê lớn nhất Việt Nam, bán cà phê COFVN-DAK với giá 31.500-32.000 đồng (1,36-1, USD)/kg, thấp hơn mức 33.500 đồng/kg hồi tuần trước.
Vụ thu hoạch cà phê 2020/21 bắt đầu chính thức ở Việt Nam song các thương nhân cho biết, cho đến giữa tháng 11/2020, lượng cà phê thu hoạch mới được cung cấp cho thị trường. Theo một thương nhân, các nông dân sẽ bắt đầu thu hoạch cà phê vào cuối tháng 10/2020 và cho hay nguồn cung hiện vẫn không có sự biến động trong khi nhu cầu và hoạt động giao dịch vẫn thấp.
Các thương nhân ở Việt Nam hiện chào báo cà phê robusta loại 2, 5% đen vỡ COFVN-G25-SAI với mức tiền cược 100-110 USD/tấn đối với hợp đồng mua bán cà phê giao tháng 11/2020, so với mức tiền cược 100 USD một tuần trước đó.
Theo số liệu chính thức, xuất khẩu cà phê từ Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 1-9/2020 có thể giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2019 xuống còn 1,25 triệu tấn, tương đương với 20,83 triệu bao loại 60 kg.
Trong khi đó, theo chính quyền địa phương, xuất khẩu cà phê robusta Sumatra của tỉnh Lampung, Indonesia đạt 19.999,9 tấn trong tháng 9/2020. Theo một thương nhân ở Lampung, mức tiền cược của cà phê robusta Sumatra trong tuần này hiện vào khoảng 180-190 USD đối với hợp đồng giao tháng 11/2020, so với mức 190-200 USD trong tuần trước đó.
Mức tiền cược đối với các hợp đồng mua bán cà phê vẫn ổn định khi các nông dân bắt đầu tích trữ cà phê thay vì bán. Theo một thương nhân, vụ thu hoạch bắt đầu đi vào giai đoạn kết thúc nên một số nông dân ngừng bán cà phê. Trong khi đó, một nông dân khác cho biết, tiền cược cho hợp đồng mua bán cà phê giao tháng 11/2020 tăng lên 150 USD trong tuần này, từ mức 100 USD của tuần trước đó.