Khoảng 14 giờ phút theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay giảm 0,2% xuống 1.814,70 USD/ounce, sau khi tăng hơn 1% phiên 20/12 nhờ đồng USD giảm xuống. Giá vàng kỳ hạn của Mỹ giảm 0,1% xuống 1.824,10 USD/ounce.
Giám đốc Ajay Kedia của Công ty Hàng hóa Kedia Commodities, Mumbai cho hay vàng đã chứng kiến sự sụt giảm nhẹ sau phiên tăng mạnh ngày 20/12. Thị trường đang khá yên ắng khi không khí nghỉ lể đang bao trùm.
Chỉ số đồng USD đã tăng 0,1%, sau khi giảm trong phiên trước đó, do đồng yên tăng sau khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) gây bất ngờ cho thị trường với chính sách tiền tệ mới.
Tuần trước, Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết, ngân hàng này sẽ thực hiện nhiều đợt tăng lãi suất vào năm tới, ngay cả khi nền kinh tế có khả năng rơi vào suy thoái.
Chiến lược gia tiền tệ Christopher Wong thuộc OCBC cho hay lãi suất tăng gây sức ép lên vàng nhưng do thị trường đang bước vào chu kỳ cuối chính sách thắt chặt lãi suất của Fed, do đó vàng có thể phục hồi. Tuy nhiên, sự phục hồi của giá vàng sẽ yêu cầu nhiều hơn chỉ là một sự hiệu chỉnh trong chính sách thắt chặt của Fed, chẳng hạn như Fed cần dừng hay thậm chí là cắt giảm lãi suất.
Vàng được coi là kênh đầu tư an toàn trong thời kỳ lạm phát, song lãi suất cao hơn làm tăng chi phí cơ hội nắm giữ tài sản không sinh lời như vàng.
Ngoài ra, số liệu từ 11 quỹ đầu tư phương Tây cho thấy lượng vàng trị giá 2,2 tỷ USD của Nga (tính theo mức giá hiện tại) đã được loại bỏ khỏi tài khoản của họ trong thời gian từ tháng 7 - 11/2022.
Trên thị trường kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 0,9% xuống 23,94 USD/ounce, giá bạch kim giảm 0,8% xuống 999,66 USD/ounce, còn giá palladium tăng 0,8% lên 1.745,73 USD/ounce.
Tại thị trường Việt Nam, lúc 15 giờ 54 phút, giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội được Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý niêm yết giá vàng SJC ở mức 66 - 66,82 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Chiều 21/12, giá dầu châu Á biến động nhẹ
Trong phiên giao dịch chiều 21/12, giá dầu tại thị trường châu Á biến động nhẹ khi sự sụt giảm dự trữ dầu thô của Mỹ bù đắp những lo ngại về số ca nhiễm COVID-19 tại Trung Quốc.
Vào lúc 14 giờ 15 phút giờ Việt Nam, giá dầu Brent giao dịch kỳ hạn tăng 8 xu (0,1%) lên 80,07 USD/thùng, còn giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 1 xu xuống 76,22 USD.
Theo số liệu từ Viện Xăng dầu Mỹ, dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần tính đến ngày 16/12 giảm khoảng 3,1 triệu thùng, cao hơn ước tính giảm 1,7 triệu thùng. Dự trữ xăng tăng khoảng 4,5 triệu thùng, trong khi dự trữ sản phẩm chưng cất tăng 828.000 thùng.
Serena Huang, chuyên gia tại Vortexa, nhận định sự sụt giảm mạnh hơn dự kiến của dự trữ dầu thô cùng với kế hoạch bổ sung thêm Kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược của Mỹ đã hỗ trợ giá dầu.
Tuy nhiên, tâm lý lạc quan đã bị hạn chế bởi sức ép suy giảm từ những trận gió ngược của kinh tế toàn cầu và sự gia tăng các ca mắc COVID tại Trung Quốc.
Trong khi đó, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman, cho rằng quyết định cắt giảm sản lượng dầu của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn gọi là OPEC+, vốn bị chỉ trích nặng nề, lại là một quyết định đúng đắn để hỗ trợ sự ổn định của thị trường.
Nhà phân tích Tina Teng của CMC Markets cho biết, giá dầu được thúc đẩy nhờ những bình luận này cho thấy OPEC+ có thể tiếp tục thắt chặt nguồn cung để hỗ trợ giá dầu.
Tuy nhiên, những lo lắng về sự gia tăng các ca mắc COVID-19 tại Trung Quốc khi nước này bắt đầu dỡ bỏ chính sách kiểm soát chặt dịch COVID-19 đã kiềm chế đà tăng của giá dầu.
Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ Nga trong tháng 11/2022 đã tăng 17% so với một năm trước đó, do các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc vội vã đảm bảo thêm hàng hóa trước khi mức giá trần giá do Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) có hiệu lực vào ngày 5/12. Sự gia tăng này khiến Nga trở thành nhà cung cấp dầu hàng đầu cho Trung Quốc, vượt qua Saudi Arabia.
Các thị trường chứng khoán châu Á phiên 21/12 diễn biến trái chiều
Các thị trường chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong phiên 21/12, sau khi giảm mạnh trong phiên trước, do thông báo điều chỉnh chính sách tiền tệ gây bất ngờ của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ).
Các thị trường Nhật Bản, Thượng Hải, Mumbai, Singapore và Hàn Quốc giảm điểm. Trong khi đó, các thị trường Hong Kong (Trung Quốc), Sydney, Wellington, Taipei, Manila, Bangkok và Jakarta cùng tăng.
Chốt phiên, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,%, hay 180,31 điểm, xuống 26.7,72 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 0,17%, hay 5,36 điểm, xuống 3.0,41 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 0,19%, hay 4,34 điểm, xuống 2.328,95 điểm. Trong khi đó, chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 0,34%, hay 65,69 điểm, lên 19.160,49 điểm.
Việc BoJ cho phép lợi suất một số loại trái phiếu biến động trong biên độ rộng hơn được xem là sẽ mở đường cho khả năng tăng lãi suất trong năm tới như nhiều ngân hàng trung ương khác trên thế giới.
Thông báo của BoJ trong ngày 20/12 đã khiến đồng yen tăng mạnh từ mức trên 137 yen đổi 1 USD lên trên 130 yen đổi 1 USD, mức cao nhất kể tháng Tám, trong khi cũng phục hồi so với các đồng tiền khác như đồng euro. Đồng yen vẫn giữ được đà tăng trong phiên 21/12.
Một số nhà quan sát cho rằng đồng yen có thể tiếp tục tăng giá, lên khoảng 120 yen đổi 1 USD, khi vẫn tương đối thấp, sau khi giảm trong phần lớn của năm nay so với đồng USD, do các chính sách tiền tệ trái ngược của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và BoJ.
Hầu hết các thị trường trong khu vực phục hồi sau đợt bán tháo, dù lo ngại lãi suất sẽ tiếp tục tăng trên toàn cầu trong năm tới đã hạn chế đà tăng.
Thông báo gây bất ngờ của BoJ được đưa ra sau khi Fed và Ngân hàng Trung ương châu Âu trong tuần trước tăng lãi suất và các quan chức cảnh báo lãi suất có thể tăng cao hơn dự kiến.
Các biện pháp thắt chắt chính sách tiền tệ nhằm hạ nhiệt lạm phát ở mức hai con số đã gây lo ngại kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái.
Các nhà phân tích của Deutsche Bank cho rằng động thái của BoJ sẽ dỡ bỏ một trong những mỏ neo cuối cùng của kinh tế toàn cầu vốn đã góp phần duy trì lãi suất ở mức thấp.
Các nhà giao dịch cũng đang hướng sự chú ý đến Trung Quốc, khi nước này đã nhanh chóng mở cửa trở lại sau gần ba năm thực hiện chính sách "Không COVID", với những tác động tiêu cực đến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Tuy nhiên, có lo ngại về tác động trước mắt do số ca mắc tăng mạnh đến năng lực của các bệnh viện, khả năng cung ứng thuốc.
Tại thị trường Việt Nam, chốt phiên giao dịch ngày 21/12, VN-Index giảm 4,25 điểm, xuống 1.018,88 điểm, HNX-Index giảm 3,07 điểm, xuống 204,46 điểm.