Tại thị trường Hà Nội, đóng cửa giao dịch cuối tuần 4/6, giá vàng SJC được Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức ,75 - 69,67 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 50.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên hôm qua.
Trước đó, giá vàng trong nước liên tục giảm trong phiên sáng đầu tuần 30/5 - 1/6, sau đó bật tăng trở lại vào sáng hai ngày đầu tháng 6 và giảm trở lại vào phiên cuối tuần 4/6.
Với diễn biến này, giá vàng trong nước vẫn tăng 150.000 đồng/lượng trong cả tuần qua. Trong khi đó, giá vàng thế giới chốt phiên 3/6 giảm và giảm 0,3% trong tuần qua.
Theo Dow Jones Market Data, giá vàng giao tháng 8 giảm 21,2 USD, tương đương 1,1%, xuống 1.850,4 USD/ounce, mức giảm tính theo phần trăm trong ngày mạnh nhất kể từ ngày 12/5.
Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 3/6, nền kinh tế nước này đã tạo thêm 390.000 việc làm trong tháng 4, trong khi con số được dự báo là 328.000.
Tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức 3,6% tháng thứ 3 liên tiếp, trong khi được dự báo giảm xuống 3,5%, còn thu nhập trung bình theo giờ tăng 0,3%, so với mức dự báo tăng 0,4%.
Nhà phân tích tại Công ty Dịch vụ tài chính OANDA (Mỹ) Edward Moya cho biết, các nhà giao dịch nhận định tăng trưởng việc làm sẽ giảm tốc mạnh, khiến Fed dừng tăng lãi suất ở mức 0,5 điểm phần trăm vào tháng 9.
Trong khi Fed có thể tăng lãi suất 0,5 điểm phần trăm trong cả hai cuộc họp vào tháng 6 - 7, nền kinh tế không giảm tốc quá nhanh.
Các nhà phân tích dự báo giá vàng có thể chịu sức ép khi khả năng Fed tăng mạnh lãi suất khiến đồng USD mạnh lên, với chỉ số USD tháng trước ở mức cao kỷ lục 20 năm.
Đồng USD mạnh sẽ khiến các hàng hóa được định giá bằng đồng tiền này xuống giá, do trở nên đắt hơn với những người mua bằng các đồng tiền khác. Chỉ số này tăng 0,3% trong phiên 3/6.