Mở cửa ngày giao dịch, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội, tăng 150.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên cuối tuần qua, ở mức 69,7 - 70,42 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Tại Tập đoàn Vàng bạc đá quý Phú Quý, giá vàng SJC được Công ty CP Tập đoàn Doji niêm yết ở mức 69,65 - 70,35 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 150.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 200.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với chốt phiên cuối tuần qua.
Thời gian tới, ông Robert Minter, Giám đốc phụ trách chiến lược đầu tư vào ETF của ABRDN, một công ty đầu tư toàn cầu có trụ sở tại Vương quốc Anh nhận định, nhu cầu đầu tư vào vàng sẽ tăng, khi lãi suất tăng và lạm phát cao.
Tại Việt Nam, ông Andrew Naylor, Giám đốc diều hành khu vực châu Á - Thái Bình Dương (không bao gồm Trung Quốc) của Hội đồng Vàng Thế giới cho biết: "Lạm phát gia tăng và sự suy yếu của tiền đồng ở Việt Nam đã làm tăng sức hấp dẫn đối với vàng thể hiện qua phí bảo hiểm trong nước cao. Các lễ hội địa phương bao gồm dịp Tết Âm lịch vào tháng 2, Ngày lễ Tình nhân và Ngày vía Thần tài đã hỗ trợ nhu cầu trang sức tăng so với năm ngoái, cùng với sự phục hồi của hoạt động kinh doanh về mức trước dịch COVID-19".
Trước đó, thống kê tình hình nổi bật của thị trường vàng Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực, Hội đồng Vàng Thế giới (World Gold Council) đã chỉ ra rằng, nhu cầu vàng của người tiêu dùng tăng từ 18,6 tấn trong quý IV/2021 lên 19,6 tấn trong quý I/2022, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2021.