Giá vàng SJC ‘bốc hơi’ 2 triệu đồng/lượng

Mở phiên giao dịch vàng lúc 9 giờ sáng 25/2, giá vàng SJC tại Phú Quý và Doji đều bán ra ở mức 47,5 – 47,6 triệu đồng, giảm cao nhất là 2 triệu đồng/lượng so với chốt phiên bán ngày 24/2.

Chú thích ảnh
Giá vàng bốc hơi mạnh sau khi đạt đỉnh 49 triệu đồng/lượng.

Cụ thể, tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, giá vàng SJC của Tập đoàn Phú Quý mua vào – bán ra ở mức 46,5 – 47,5 triệu đồng/lượng, giảm 1,3 triệu đồng/lượng mua vào và 2 triệu đồng/lượng bán ra so với chốt phiên hôm qua.

Còn trên hệ thống Doji, giá vàng SJC bán lẻ ở Hà Nội giao dịch ở mức 46,6 – 47,6 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giảm 1,1 triệu đồng mua vào và 1,55 triệu đồng/lượng bán ra so với chốt phiên hôm qua.

Giá vàng SJC giao dịch ở Công ty Bảo Tín Minh Châu mua vào – bán ra là 46,5 – 47,5 triệu đồng/lượng, giảm 800.000 đồng/lượng mua vào và giảm 1,55 triệu đồng/lượng bán ra so với chốt phiên ngày 24/2.

Về việc giá vàng trong nước lên tới đỉnh điểm cao nhất từ năm 2011 đến nay, bán ra vượt mốc 49 triệu đồng/lượng ngày 24/2, ông Nguyễn Thanh Trúc, Phó Chủ tịch Hiệp Hội Kinh doanh vàng Việt Nam cho hay: Giá vàng trong nước đã bị đẩy lên quá cao và nhanh, trong khi, giá vàng quốc tế chỉ tăng hơn 10 USD/ounce lên 1.0 USD/ounce. Đây là giá ảo, vì các doanh nghiệp sợ ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, căng thẳng Mỹ - Iran và nhiều yếu tố khác... Việc tăng giá này là do các doanh nghiệp trong nước tự đẩy giá lên.

Từ đầu năm, nhiều chuyên gia tài chính nhận định, giá vàng thế giới có thể lên tới 1.800 USD/ounce. Dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng đến nền kinh tế các nước, không chỉ riêng Trung Quốc, khiến các ngân hàng phải tính toán chính sách tiền tệ, để nền kinh tế không bị suy thoái. Do vậy nhiều nhà đầu tư lo sợ khủng hoảng dịch bệnh khó kiểm soát và lựa chọn vàng là nơi "trú ẩn an toàn".

Tới 8 giờ 30 phút sáng 25/2 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay ở mức 1.647 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 2/2020 trên sàn Comex New York đứng ở mức 1.651 USD/ounce. Đêm 24/2 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng ở mức 1.1 USD/ounce. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 46,6 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn 2,5 triệu đồng so với vàng trong nước.

Cuối ngày 24/2, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phát đi thông điệp sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến giá vàng trên thị trường và có đủ nguồn lực để can thiệp thị trường vàng khi cần thiết. Như vậy, ngay sau thông điệp này, thị trường vàng đã tạm lắng xuống. Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới cũng đã được rút ngắn. Quy đổi theo tỷ giá Vietcombank sáng nay, giá vàng trong nước hiện đắt hơn giá thế giới khoảng hơn 1 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế và các khoản phí). 

Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh TP Hồ Chí Minh, mặc dù giá vàng trong nước tăng mạnh, nhưng giao dịch ngoài thị trường hiện khá trầm lắng. Theo báo cáo của các đơn vị kinh doanh mua, bán vàng miếng, trong tuần từ 17 - 22/2, doanh số mua bán vàng miếng trên thị trường có xu hướng giảm. Ghi nhận mua bán ngoài thị trường chỉ ở mức thấp và nhỏ lẻ.

Bên cạnh đó, với việc thực hiện các giải pháp quản lý thị trường vàng theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 của Chính phủ về Quản lý hoạt động kinh doanh vàng, trong thời gian qua, thị trường vàng đã ổn định, không còn tình trạng đầu cơ, làm giá, gây bất ổn nền kinh tế. Tình trạng "vàng hóa" trong nền kinh tế từng bước được ngăn chặn, việc sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán đã được kiểm soát.

Tin, ảnh: Minh Phương/Báo Tin tức
Dịch COVID-19: Nhu cầu tài sản an toàn đẩy giá vàng tăng mạnh
Dịch COVID-19: Nhu cầu tài sản an toàn đẩy giá vàng tăng mạnh

Giá vàng giao kỳ hạn trên sàn giao dịch COMEX của thị trường New York (Mỹ) tiếp tục đi lên trong ngày 24/2 khi nhu cầu đối với các tài sản an toàn gia tăng do quan ngại về diễn biến mới của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN