Ngoài ra, những yếu tố như căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang leo thang, cùng với khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục nâng lãi suất cũng tác động đến giá vàng.
Phiên này tại thị trường Bengaluru (Ấn Độ), giá vàng giao ngay tăng 0,2% lên 1.195,83 USD/ounce vào lúc 13 giờ 55 phút (theo giờ Việt Nam). Trước đó vào phiên ngày 14/9, giá vàng đã giảm 0,6% và ghi dấu tuần suy giảm thứ ba liên tiếp.
Giá vàng Mỹ giao kỳ hạn phiên này được giao dịch ở mức 1.199,80 USD/ounce.
Theo chuyên gia Ronald Leung thuộc công ty Lee Cheong Gold Dealers tại Hong Kong, nhà đầu tư đang chú ý theo dõi các biến động của đồng USD và những diễn biến của tranh chấp thương mại Trung - Mỹ.
Trong những tuần qua, mức chênh lệch giữa giá thấp nhất và cao nhất của vàng đã luôn ở mức khoảng 25 USD. Theo các nhà quan sát, kim loại quý này có thể sẽ duy trì mức chênh lệch trên thêm một thời gian nữa, cho đến khi các thị trường có thông tin cụ thể về lộ trình tăng lãi suất của Fed trong năm năm nay tại cuộc họp tháng Chín của Fed.
Chỉ số đồng USD - được coi là “thước đo” sức khỏe của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác - phiên này ổn định ở mức 94,915 (điểm) và phục hồi từ mức thấp của sáu tuần ghi nhận hồi tuần trước là 94,359.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư đang "hồi hộp" chờ đợi thôn báo của Washington về việc áp mức thuế mới lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, cũng như những động thái trả đũa có thể đến từ Bắc Kinh
Chuyên gia phân tích Ji Minh tại Shangdong Gold Group cho biết giá vàng có thể tăng mạnh lên mức 1.230-1240 USD/ounce một khi những tác động của tranh chấp thương mại Mỹ - Trung trở nên rõ ràng hơn. Chuyên gia này cho rằng hiện đang là thời điểm tốt để nhà đầu tư tiến hành mua vàng.
Trên thị trường các kim loại quý khác, phiên này giá bạc tăng 0,3% lên 14,08 USD/ounce. Trong khi giá bạch kim tiến thêm 0,3% lên 793,9 USD/ounce.