Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lo lắng giá gạo hương nhài (hom mali) ở mức cao sẽ là động lực khiến người nông dân trồng nhiều loại lúa gạo này, dẫn đến nguồn cung tăng lên gây áp lực về giá thóc gạo trên thị trường.
Theo hiệp hội trên, sản lượng của mùa vụ phụ dự kiến đạt 12 triệu tấn thóc, cao hơn mức dự báo 8 triệu tấn của Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan trước đó. Bộ này cũng dự báo sản lượng gạo hom mali ước đạt 7,2 triệu tấn trong năm 2018.
Giá thóc Hom mali (gạo chưa xay xát) đã tăng lên mức cao kỷ lục trong vòng 10 năm qua, chủ yếu do nguồn cung toàn cầu và việc Chính phủ Thái Lan giải phóng hết lượng gạo dự trữ trong kho. Giá thóc hom mali hiện ở mức 15.000-18.000 baht/tấn, so với mức 9.500-11.600 baht/tấn tại cùng thời điểm năm 2017. Giá thóc gạo trắng chưa xay xát cũng tăng lên mức 7.500-8.200 baht/tấn.
Trong sáu tháng đầu năm nay, Thái Lan xuất khẩu 5,32 triệu tấn gạo trị giá 85,8 tỷ baht. Mặc dù khối lượng xuất khẩu giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng giá trị xuất khẩu tăng 7%. Về chủng loại, xuất khẩu gạo trắng đạt 2,75 triệu tấn (tăng 5,5%), gạo đồ đạt 1,31 triệu tấn (tăng 7,6%), gạo hom mali đạt 848.109 tấn (giảm 28,8%), gạo nếp đạt 214.190 tấn (giảm 14,5%), và gạo thơm nhiều chủng loại đạt 192.841 tấn (tăng 22,5%).
Trong nửa cuối năm 2018, Philippines và Indonesia dự kiến tiếp tục mua gạo từ Thái Lan lần lượt là hai triệu tấn và 800.000-1 triệu tấn gạo. Thái Lan và Việt Nam là hai quốc gia tiềm năng xuất khẩu gạo sang các nước này.