Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động cập nhật thông tin, diễn biến thị trường, nắm sát nguồn cung lương thực, thực phẩm trong nước để chỉ đạo sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường. Đặc biệt là theo dõi, nắm bắt và tổng hợp thông tin, số liệu về giá cả, tình hình sản xuất và nguồn cung các mặt hàng nông sản; trong đó có lợn thịt tại các địa phương trong nước trong điều kiện mới.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng sẽ tích cực phối hợp, hướng dẫn các địa phương trên cả nước duy trì tốc độ tăng trưởng ngành, đồng thời bảo đảm nguồn cung về giống, vật tư và sản phẩm… giúp nâng cao năng suất, giảm chi phí, giá thành sản xuất.
Ngành nông nghiệp theo dõi chặt chẽ diễn biến của khí hậu, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt là tập trung chỉ đạo chuẩn bị tốt các phương án sản xuất, bảo đảm nguồn cung con giống, vật tư, thúc đẩy sản xuất, tháo gỡ khó khăn trong lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản; cấp đủ nguồn cung lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 6 tháng đầu năm 2022, giá lợn hơi tại các vùng trên cả nước tăng từ 15 - 22% so với cuối năm 2021. Giá lợn hơi tăng nhờ nhu cầu tiêu thụ thịt và các sản phẩm từ thịt tăng trở lại do các hoạt động du lịch, văn hóa và lễ hội, các nhà hàng, nhà ăn tại trường học và nhà máy mở cửa trở lại.
Trong tháng 6, giá lợn hơi tại các vùng biến động tăng giảm tùy địa phương, khu vực, hiện ở mức. Tại miền Bắc, giá lợn hơi dao động trong khoảng 57.000 - 61.000 đồng/kg , ăng 1.000 - 3.000 đồng/kg so với tháng 5. Địa phương có giá lợn hơi cao nhất là Hưng Yên ở mức 61.000 đồng/kg; tại Yên Bái, Lào Cai và Phú Thọ là 58.000 đồng/kg; các tỉnh Nam Định, Hà Nam, Thái Nguyên, Tuyên Quang đều ở mức 57.000 - 58.000 đồng/kg.
Tại miền Trung, Tây Nguyên, giá lợn hơi ở mức 51.000 - 57.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg. Địa phương có giá lợn hơi cao nhất lại khu vực này là Bình Thuận ở mức 57.000 đồng/kg. Các tỉnh Lâm Đồng và Hà Tĩnh lần lượt ở mức 56.000 đồng/kg và 55.000 đồng/kg.
Tại miền Nam, giá lợn hơi dao động trong khoảng 54.000 - 59.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg. Tại Bình Dương, giá thu mua ở mức 57.000 đồng/kg; tại Bình Phước, Sóc Trăng và Kiên Giang có giá 56.000 đồng/kg; còn Hậu Giang và Bạc Liêu cùng đưa giá thu mua về mức 55.000 đồng/kg.
Bên cạnh đó, giá thu mua gia cầm tại trại biến động trái chiều tại các vùng miền trong tháng qua. Giá gà thịt lông màu ngắn ngày miền Bắc, miền Trung ở mức 55.000 đồng/kg (giảm 3.000 đồng/kg), tại miền Nam ở mức 55.000 - 56.000 đồng/kg (giảm 1.000 đồng/kg). Giá gà công nghiệp miền Bắc, miền Trung và miền Nam ở mức 28.000 - 35.000 - 36.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg. Giá trứng gà miền Bắc, miền Trung và miền Nam ở mức 2.200 - 2.500 đồng/quả, giảm 100 - 150 đồng/quả.
Trong 6 tháng đầu năm, tổng sản lượng thịt các loại khoảng 3,4 triệu tấn, trong đó, sản lượng thịt bò 241,2 nghìn tấn, tăng 4,4%; sản lượng sữa 617,8 triệu lít, tăng 10,1%; sản lượng thịt lợn hơi khoảng 2,12 triệu tấn, tăng 5,7%; sản lượng thịt gia cầm 980,7 nghìn tấn, tăng 5,2% và sản lượng trứng 8,8 tỷ quả, tăng 4,8%.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, do ảnh hưởng của giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trên thế giới, giá nguyên liệu trong 6 tháng đầu năm 2022 đều tăng so với cùng kỳ 2021; dẫn đến giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm cũng tăng từ 36 - %.
Cụ thể, giá thức ăn chăn nuôi hỗn hợp cho lợn thịt vỗ béo từ 9.398 đồng/kg lên 13.000 đồng/kg, tăng ,3%; giá thức ăn chăn nuôi hỗn hợp cho gà thịt lông màu từ 9.440 đồng/kg lên 12.900 đồng/kg, tăng 36,7%; giá thức ăn chăn nuôi hỗn hợp cho gà thịt lông trắng từ 9.983 đồng/kg lên 13.600 đồng/kg, tăng 36,2%.
Bên cạnh đó, trong tháng 6, giá mặt hàng cám gạo tại Hà Nội ở mức 9.000 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg; ngô hạt sấy 9.000 đồng/kg, tăng 300 đồng/kg; ngô bột 9.700 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg; đậu tương hạt 18.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg. Tại Bình Phước, ngô bột và ngô hạt lần lượt ở mức 10.400 đồng/kg và 10.200 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg; mặt hàng cám gạo vẫn giữ ở mức 8.000 đồng/kg.