Chốt phiên giao dịch ngày 23/9, VN-Index giảm 3,56 điểm xuống 1.256, điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 564,2 triệu đơn vị, tương ứng gần 12.900 tỷ đồng. Toàn sàn có 137 mã tăng giá, 261 mã giảm giá và 69 mã đứng giá.
HNX-Index giảm 0,92 điểm xuống 233, điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 43,9 triệu đơn vị, tương ứng trên 852 tỷ đồng. Toàn sàn có 89 mã tăng giá, 69 mã giảm giá và 67 mã đứng giá.
UPCOM-Index tăng 0,02 điểm lên 93,65 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 37,2 triệu đơn vị, tương ứng hơn 550,5 tỷ đồng. Toàn sàn có 130 mã tăng giá, 148 mã giảm giá và 97 mã đứng giá.
Nhóm cổ phiếu dầu khí chìm trong sắc đỏ. Duy nhất trong nhóm này chỉ còn BSR tăng 0,42%. Các mã PLX, POS, PTV, PVB, PVC, PVD, PVS, TOS đều ở chiều giảm giá.
Sắc đỏ cũng chiếm ưu thế tại nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bất động sản.
Ngành viễn thông có mức giảm mạnh nhất thị trường do VGI giảm 2,82%, YEG giảm 1,41%, CTR giảm 2,71% và ELC giảm 1,42%.
Ở chiều ngược lại, ngành tiêu dùng thiết yếu có mức tăng khá tích cực nhờ VNM tăng 0,28%, MCH tăng 2,21%, QNS tăng 2,52%, SBT tăng 0,75%.
Khối ngoại phiên nay mua ròng tổng cộng 181 tỷ đồng trên toàn thị trường. Theo đó, khối ngoại mua ròng gần 214 tỷ đồng trên HOSE; 30 tỷ đồng trên HNX. Trong khi khối này bán ròng ròng hơn 63 tỷ đồng trên UPCOM.
Thực tế cho thấy sau sự kiện Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất, đã liên tục xuất hiện các phiên mua ròng của khối ngoại. Tuần trước, khối ngoại đã mua ròng hàng nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Theo bà Bùi Thị Quỳnh Nga, chuyên viên phân tích cao cấp từ Công ty cổ phần Chứng khoán Phú Hưng (PHS), đối với Thị trường chứng khoán, việc Fed hạ lãi suất sẽ giúp thu hút vốn đầu tư quay trở lại vào các thị trường đang phát triển như Việt Nam khi chênh lệch lãi suất trong và ngoài nước giảm đi.
Thêm vào đó, tác động gián tiếp của việc Fed cắt giảm lãi suất đến các hành động điều hành chính sách của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ cũng sẽ khiến cho sức mạnh nội tại của nền kinh tế trong nước tốt hơn, giúp cho các doanh nghiệp hồi phục nhanh chóng hơn và ghi nhận được mức tăng trưởng lợi nhuận vượt trội trong dài hạn.
“Chúng tôi cho rằng Ngân hàng Nhà nước có thể thực hiện thêm nhiều chính sách tiền tệ nới lỏng hơn, đặc biệt là sau ảnh hưởng của siêu bão Yagi. Qua đó, chúng tôi tin rằng mặt bằng lãi suất sẽ được duy trì ổn định ở mức thấp. Tỷ giá cũng ổn định quanh 24.300 - 24.600 đồng/USD”, bà Nga nhận định.