Đóng cửa trước kỳ nghỉ Quốc khánh 2/9, tại thị trường Hà Nội, giá vàng SJC ngày 31/8 được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 67,55 - ,27 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 50.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên trước đó.
Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức 67,6 - ,3 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 200.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và giữ nguyên ở chiều bán ra so với chốt phiên trước đó.
Như vậy, so với thời điểm mở cửa giao dịch sáng 28/8, giá vàng đã tăng 200.000 đồng, tương đương 0,3% về giá trị. Cùng thời gian này, giá vàng thế giới tăng 1,4% sau khi ghi nhận mức giảm hơn 2% trong tháng 8.
Các số liệu kinh tế ảm đạm của Mỹ lần lượt được công bố trong tuần qua đã dần đẩy lùi khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tiếp tục tăng lãi suất tại cuộc họp tháng này. Đồng USD và lợi suất trái phiếu chính phủ của Mỹ cũng chịu áp lực đi xuống trước các số liệu này, từ đó hỗ trợ giá vàng.
Lạm phát của Mỹ được đo bằng chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) đã tăng 0,2% trong tháng 7/2023, bằng với mức tăng của tháng 6. Trong 12 tháng tính đến tháng 7/2023, chỉ số giá PCE đã tăng 3,3%, sau khi tăng 3% trong tháng 6.
Các số liệu được công bố trước đó cho thấy số vị trí công việc cần tuyển dụng tại Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai năm rưỡi qua trong tháng 7.
Ngoài ra, theo báo cáo việc làm ngày 1/9 của Bộ Lao động Mỹ, tăng trưởng việc làm của Mỹ tăng tốc trong tháng 8, nhưng tỷ lệ thất nghiệp chạm mức 3,8% và đà tăng lương đã phần nào chững lại, cho thấy thị trường lao động của nước này đang hạ nhiệt, từ đó làm gia tăng những đồn đoán rằng Fed không nâng lãi suất trong tháng này.
Theo công cụ FedWatch của CME, xác suất Fed giữ nguyên lãi suất trong tháng 9 đã tăng từ 89% (trước khi số liệu việc làm nói trên được công bố) lên 93%.