Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Bộ Lao động Mỹ, thước đo lạm phát chính tại nền kinh tế số một thế giới, đã tăng 3,4% so với tháng 12/2022 và tăng nhẹ so với tháng 11/2023.
Thị trường đã rất chờ đợi số liệu này vì tác động của nó đối với việc cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Nhưng sau một phiên giao dịch giằng co, các chỉ số của Mỹ kết thúc gần như không thay đổi.
Phiên này trên thị trường Phố Wall, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng chưa đến 0,1% lên 37.711,02 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 0,1% xuống 4.780,24 điểm, trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite đi ngang và khép phiên ở mức 14.970,19 điểm.
Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu đồng loạt giảm. Theo đó, chỉ số FTSE 100 tại London (Anh) giảm 1% xuống 7.576,59 điểm, chỉ số DAX 30 trên sàn Frankfurt (Đức) để mất 0,9% xuống 16.547,03 điểm và chỉ số CAC 40 tại Paris (Pháp) lùi 0,5% xuống 7.7,62 điểm. Ngược lại, chỉ số tổng hợp Euro Stoxx 50 khi đóng cửa lại tăng 0,6% lên 4.442,28 điểm.
Ông Steve Sosnick của công ty môi giới đầu tư Interactive Brokers cho biết CPI không tốt nhưng cũng không đến mức tệ đến mức khiến thị trường phải bán tháo. Đó là lý do tại Phố Wall lại có phản ứng có phần loay hoay như vậy trong phiên này.
Trước đó, chứng khoán toàn cầu đã tăng cao hơn trong những tháng cuối năm 2023 nhờ kỳ vọng Fed và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể sớm bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ khi áp lực giá cả giảm bớt.
Các nhà phân tích hàng đầu từng dự đoán Fed có thể thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên vào tháng 3 hoặc tháng 5/2024.
Ông Richard Flax, phụ trách bộ phận đầu tư của công ty quản lý tài sản châu Âu Moneyfarm cho biết lạm phát gia tăng sẽ làm giảm kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất sắp xảy ra. Vì Fed sẽ chú ý kiềm chế lạm phát xuống mục tiêu 2% trước khi giải phóng nền kinh tế khỏi áp lực về chi phí đi vay.
Tại thị trường trong nước, kết thúc phiên giao dịch ngày 11/1, chỉ số VN - Index tăng 0, điểm (0,06%) lên 1.162,22 điểm. Chỉ số HNX - Index tăng 1,3 điểm (0,56%) lên 232,71 điểm.