Tại Trung Quốc, các chỉ số chính đều đi lên khi tâm lý lạc quan của nhà đầu tư về việc nước này mở cửa trở lại ngày càng tăng.
Chứng khoán Hong Kong gần như không đổi trong phiên này do hoạt động chốt lời, với chỉ số Hang Seng nhích nhẹ 8,06 điểm lên 21.746,72 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 1,01% (tương đương 32,29 điểm) lên 3.227,59 điểm.
Các thị trường Sydney, Taipei, Manila, Bangkok, Wellington và Jakarta cũng trong vùng xanh.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng điểm khi đóng cửa vào chiều thứ Hai, kéo dài đà tăng sang phiên thứ chín liên tiếp khi triển vọng lạm phát của Mỹ dịu đi đã thúc đẩy sự thèm muốn của nhà đầu tư đối với các tài sản rủi ro trước mùa báo cáo thu nhập.
Chỉ số Kospi tại Seoul tăng 0,58% (13,77 điểm) và đóng cửa ở mức 2.399,86 điểm.
Ngược lại với xu hướng thị trường khu vực, chứng khoán Nhật Bản kết thúc phiên ngày thứ Hai thấp hơn do các nhà xuất khẩu nước này bị ảnh hưởng nặng nề bởi đồng yen mạnh. Ngoài ra, giới đầu tư cũng thận trọng trước cuộc họp của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ). Chỉ số Nikkei 225 tại Tokyo giảm 1,14% (297,20 điểm) xuống 25.822,32 điểm.
Cùng với Tokyo, Singapore và Mumbai cũng trong vùng giảm điểm.
Sự chú ý của nhà đầu tư hiện đang dồn vào báo cáo số liệu tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vào cuối tuần này. Trong khi Trung Quốc dự kiến sẽ báo cáo mức tăng trưởng hàng năm tồi tệ nhất kể từ năm 1976 (không bao gồm năm 2020 bị tàn phá bởi đại dịch COVID-19), thì việc nước này thoát khỏi các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt và cam kết thúc đẩy các lĩnh vực quan trọng đang làm dấy lên hy vọng về sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ vào năm 2023.
Các dấu hiệu cho thấy Chính phủ Trung Quốc đang nhẹ tay hơn với lĩnh vực công nghệ sau giai đoạn thắt chặt kiểm soát kéo dài cũng nâng cao niềm tin của nhà đầu tư và thúc đẩy cổ phiếu của các “ông lớn” như Alibaba và Tencent.
Tâm lý nhà đầu tư càng được cải thiện bởi tin tức rằng niềm tin của người tiêu dùng Mỹ đã đạt mức cao nhất trong 12 tháng vào tháng 12/2022, nhờ giá xăng giảm. Ngày càng có nhiều sự lạc quan rằng kịch bản “hạ cánh cứng” tồi tệ nhất đối với nền kinh tế Mỹ do chi phí đi vay tăng vọt sẽ không xảy ra.
Tại thị trường trong nước kết thúc phiên giao dịch ngày 16/1, chỉ số VN-Index tăng 6,51 điểm (0,61%) lên 1.066, điểm. Ngược lại, HNX-Index giảm 0, điểm (0,18%) xuống 210,88 điểm.