Tạo điều kiện vay vốn nhưng kiểm soát chặt nợ xấu

Theo Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú, từ nay tới cuối năm còn dư địa tăng trưởng tín dụng hơn 4,5% (mục tiêu tăng trưởng năm 2021 là 12%). Nếu đến cuối năm, nhu cầu nền kinh tế cao và kiểm soát được lạm phát, NHNN sẵn sàng mở thêm, nới room tín dụng để đáp ứng nhu cầu vay vốn.

Chú thích ảnh
Tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn nhưng không hạ chuẩn để đảm bảo khả năng thu hồi vốn. Ảnh: TTXVN.

“Trong bối cảnh đại dịch khốc liệt, NHNN sẵn sàng đồng hành với người dân, doanh nghiệp nhưng vẫn phải chú ý đến tiềm ẩn, rủi ro nợ xấu trong tương lai nhằm giữ an toàn hệ thống; đồng thời thận trọng điều chỉnh chính sách tiền tệ, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô”, ông Đào Minh Tú cho biết.

Tính đến cuối tháng 9/2021, các ngân hàng cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch COVID-19 với doanh số lũy kế từ 23/1/2020 đạt trên 5,2 triệu tỷ đồng cho 800.000 khách hàng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho khoảng 1,7 triệu khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch, với dư nợ gần 2,5 triệu tỷ đồng. Lũy kế từ 23/1/2020 cuối tháng 9/2021, tổng số tiền lãi các ngân hàng miễn, giảm, hạ cho khách hàng khoảng 27.000 tỷ đồng. Riêng 16 ngân hàng thương mại (chiếm 75% tổng dư nợ nền kinh tế) đã giảm lũy kế từ 15/7/2021 đến cuối tháng 9/2021 là 11.813 tỷ đồng, đạt 57,31% so với cam kết.

Các tổ chức tín dụng (TCTD) đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ tính đến cuối tháng 9/2021 cho 278.000 khách hàng với dư nợ 2.000 tỷ đồng. Lũy kế giá trị nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng từ 23/1/2020 khoảng 531.000 tỷ đồng. Công tác tái cơ cấu hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu tiếp tục được đẩy mạnh.

Do tác động của dịch, tỷ lệ nợ xấu nội bảng có xu hướng tăng. “Từ nay tới cuối năm, quan điểm của NHNN là thận trọng nới lỏng điều kiện cho vay nhằm bảo đảm chất lượng tín dụng, hạn chế nợ xấu. Để nợ xấu gia tăng không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng, mà còn gây suy yếu cả nền kinh tế. Do tình hình khó khăn, nợ xấu hiện tăng tốc độ khá nhanh, tỷ lệ nợ xấu nội bảng lên đến 2%, nợ xấu tiềm ẩn có thể lên tới 8%....Để tránh rủi ro, các ngân hàng đang phải  đẩy mạnh trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ tái cơ cấu”, ông Đào Minh Tú cho biết.

Trước đó theo báo cáo của NHNN gửi Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, cuối tháng 6/2021, nếu tính cả nợ cơ cấu, nợ xấu đã lên tới 7,21%; tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản (VAMC) sẽ đi vào hoạt động. VAMC chưa xử lý và các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu là 3,66%. Nếu tính cả các khoản nợ không bị chuyển nợ xấu do được cơ cấu lại, miễn, giảm lãi theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, tỷ lệ này là 7,21% trong khi cuối năm 2020 là 5,08%.

Tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu đến cuối tháng 6/2021 là 3,66%. Nếu tính cả các khoản nợ không bị chuyển nợ xấu do được cơ cấu lại, miễn, giảm lãi theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, tỷ lệ này là 7,21% (cuối năm 2020 là 5,08%).

Để đảm bảo hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, từ ngày 1/10, Thông tư 11/2021/TT-NHNN (Thông tư 11) của NHNN về phân loại tài sản có và trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã có hiệu lực.  

Theo đó, việc trích lập dự phòng rủi ro trong 3 năm sẽ giúp các TCTD cân đối nguồn lực trong việc hỗ trợ khách hàng. Thông tư cũng nêu rõ mức trích lập dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Bên cạnh đó, TCTD sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong trường hợp sau: Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản, cá nhân bị chết, mất tích; các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).

Ngoài ra, sau thời gian tối thiểu 5 năm kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và sau khi đã thực hiện tất cả các biện pháp để thu hồi nợ nhưng không thu hồi được, TCTD được quyết định xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng.

                            Tính toán kỹ phương thức triển khai "Gói cấp bù lãi suất"

Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), gói cấp bù lãi suất được ban hành lúc này là rất cần thiết bởi tác động của dịch bệnh khiến doanh nghiệp lao đao. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ về gói này nên cần chờ thêm thời gian nữa.

Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã gợi ý ngân sách Nhà nước có thể hỗ trợ lãi suất 2.000 tỷ đồng, tương đương quy mô dư nợ 60.000 - 65.000 tỷ đồng để hỗ trợ doanh nghiệp đang gặp khó khăn bởi dịch COVID-19. Sau khi bàn bạc với Bộ Tài chính, dự kiến gói này sẽ tăng lên khoảng 3.000 tỷ đồng, tức quy mô dư nợ khoảng 100.000 tỷ đồng để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong thời gian tới. :Khi xây dựng cơ chế chính sách về gói cấp bù lãi suất, NHNN phải tính toán tới 2 mục tiêu quan trọng là ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát. Vì vậy, ngành ngân hàng sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ban, ngành để xây dựng những kịch bản, chương trình để triển khai gói hỗ trợ này", ông Nguyễn Tuấn Anh cho biết.
Chú thích ảnh
Minh Phương/Báo Tin tức
Ngân hàng và nỗi lo rủi ro gia tăng nợ xấu sau đại dịch
Ngân hàng và nỗi lo rủi ro gia tăng nợ xấu sau đại dịch

Dịch COVID-19 kéo dài và nhiều tỉnh thành phải áp dụng biện pháp giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đang khiến toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngành ngân hàng cũng không nằm ngoài “cơn bão” này, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của ngành thường có độ trễ hơn so với các lĩnh vực khác.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN