Tại Tokyo, chỉ số Nikkei 225 sụt mất gần 2% giá trị bất chấp thông tin Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ thông báo tăng thuế bán hàng. Chứng khoán Nhật Bản cũng chịu sức ép sau bình luận của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cuối tuần trước nói rằng Mỹ muốn đưa một điều quy định về việc ngăn chặn thao túng tiền tệ trong các cuộc đàm phán thương mại với Nhật Bản trong tương lai - việc đã đẩy đồng yen lên giá. Chỉ số Nikkei 225 giảm 1,9% (423,36 điểm) xuống đóng phiên ở mức 22.271,30 điểm.
Tại thị trường chứng khoán Trung Quốc, các chỉ số chính cũng giảm điểm do những lo ngại về tình hình kinh tế thế giới và căng thẳng thương mại giữa Washington và Bắc Kinh. Chỉ số Hang Seng giao dịch tại Hong Kong giảm 1,% (356,43 điểm) xuống 25.445,06 điểm. Trong lúc chỉ số Shanghai Composite trên sàn Thượng Hải sụt mất 1,49% (,81 điểm) xuống 2.5,10 điểm.
Chứng khoán Australia và Hàn Quốc cũng ở trong xu hướng giảm này.
Tuần trước, thị trường chứng khoán toàn cầu đã chứng kiến một đợt bán tháo cổ phiếu rộng lớn, gây ra bởi những lo ngại xung quanh khả năng lãi suất sẽ tăng cao ở Mỹ, tranh chấp thương mại Mỹ - Trung và những chỉ trích của Tổng thống Trump đối với chính sách lãi suất của Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Phố Wall đã có lúc để mất gần 830 điểm, mức giảm lớn nhất kể từ tháng Hai, giữa bối cảnh ông chủ Nhà Trắng đã nhiều lần chỉ trích chính sách nâng dần lãi suất của Fed và ngày 10/10 ông một lần nữa nhắc lại rằng "không đồng tình với những việc mà Fed - Ngân hàng trung ương Mỹ - đang thực hiện".
Trên thị trường tiền tệ, đồng yen tăng giá so với đồng USD và được giao dịch ở mức 1 USD đổi 111,95 yen, so với mức 112,18 yen/USD trước đó tại New York.
Đồng bảng Anh được giao dịch ở mức 1,3126 USD = 1 bảng so với mức 1,3110 USD trước đó, còn đồng euro “trao tay” ở mức 1,1558 USD đổi 1 euro so với mức 1,1550 USD = 1 euro trước đó.