Theo nhà phân tích thị trường Craig Erlam tại công ty tài chính OANDA, việc giá dầu giảm đã cho thấy thỏa thuận cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, nhóm OPEC+, đã không tác động nhiều đến thị trường. Ông cho rằng các nhà giao dịch cũng không lạc quan về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm tới.
Giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ giao tháng 1 chốt phiên cuối tuần giảm 1,89 USD, hay 2,7%, xuống chốt phiên ở mức 71,23 USD/thùng. Giá dầu này giảm 3,8% trong tuần qua.
Trong phiên 7/12 giá dầu giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tháng, do các nhà đầu tư lo ngại về nhu cầu năng lượng chậm ở Mỹ và Trung Quốc, giữa lúc sản lượng dầu từ Mỹ vẫn ở gần mức cao kỷ lục. Kết thúc phiên này, giá dầu Brent giảm 25 xu Mỹ, xuống 74,05 USD/thùng. Giá dầu WTI cũng giảm 4 xu Mỹ, xuống 69,34 USD/thùng. Cả hai loại dầu tiêu chuẩn này đều ghi dấu mức giá thấp nhất kể từ cuối tháng Sáu.
Trước đó, giá dầu giảm gần 4% trong phiên 6/12 xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6/2023, do lo ngại về nhu cầu nhiên liệu toàn cầu gia tăng sau khi dữ liệu của Mỹ cho thấy mức tồn kho xăng tăng lớn hơn dự kiến. Giá dầu Brent giảm 2,9 USD (3,8%) xuống 74,30 USD/thùng. Giá dầu WTI giảm 2,94 USD (4,1%) xuống 69, USD/thùng.
Giá dầu giảm xuống mức thấp nhất gần 5 tháng trong phiên 5/12 do đồng USD mạnh và lo ngại về nhu cầu khiến thị trường giảm ngày thứ tư liên tiếp. Giá dầu Brent giao kỳ hạn giảm 83 xu Mỹ (1,1%) xuống 77,20 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI giảm 72 xu Mỹ (1,0%) xuống 72,32 USD/thùng, và là mức giá đóng cửa thấp nhất đối với cả hai loại dầu kể từ ngày 6/7. Đối với dầu WTI, đây là lần đầu tiên kể từ tháng 5/2023 giá giảm trong bốn ngày liên tiếp.
Còn trong phiên 4/12, giá dầu giảm do lo ngại về nhu cầu giảm và sự không chắn chắn về mức độ và thời gian cắt giảm nguồn cung của nhóm OPEC+. Khép phiên này, giá dầu Brent giảm 85 xu, tương đương 1,08%, xuống 78,03 USD/thùng. Giá dầu WTI giảm 1,03 USD, tương đương 1,39%, xuống 73,04 USD/thùng.