Cụ thể, lúa thường tại ruộng cao nhất là 5.500 đồng/kg, giá bình quân là 5.310 đồng/kg, giảm 40 đồng/kg. Giá lúa thường tại kho cao nhất 7.050 đồng/kg, trung bình là 6.8 đồng/kg.
Cùng với đó, giá các mặt hàng gạo cũng giảm. Giá gạo 5% tấm có giá cao nhất 9.750 đồng/kg, giá bình quân 9.393 đồng/kg, giảm 150 đồng/kg. Gạo 15% tấm có giá cao nhất 9.550 đồng/kg, giá bình quân 9.1 đồng/kg, giảm 142 đồng/kg. Gạo 25% tấm có giá cao nhất 9.350 đồng/kg, giá bình quân 8.950 đồng/kg, giảm 125 đồng/kg. Gạo xát trắng loại 1 có giá trung bình là 10.100 đồng/kg, giảm 125 đồng/kg.
Số liệu từ Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho thấy, giá lúa tại các địa phương không có nhiều biến động. Tại Sóc Trăng, giá lúa vẫn giữ so với tuần trước như: Đài Thơm 8 là 7.500 đồng/kg, ST24 là 8.250 đồng/kg; OM4900 là 7.500 đồng/kg, OM6976 là 6.500 đồng/kg…
Tại thành phố Cần Thơ, giá lúa không có biến động. Cụ thể, Jasmine là 6.700 đồng/kg, IR50404 ổn định ở mức 5.700 đồng/kg.
Tuy nhiên, tại Hậu Giang, giá một số loại lúa tăng nhẹ từ 200 - 300 đồng/kg so với tuần trước, như: IR50404 là 6.000 đồng/kg, Đài thơm 8 là 7.400 đồng/kg; riêng OM5451 ổn định 6.400 đồng/kg
Tại Tiền Giang, lúa IR50404 cũng tăng 200 đồng/kg, đạt 6.200 đồng/kg; còn Jasmine ổn định ở mức 7.200 đồng/kg.
Mới đây, Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (thành phố Cần Thơ) cho biết, doanh nghiệp này vừa trúng thầu xuất khẩu 15.000 tấn gạo sang thị trường Hàn Quốc với giá tốt. Loại gạo 100% tấm dùng làm nguyên liệu sản xuất bia với giá trúng thầu đạt 369 USD/tấn (giá FOB).
Theo báo giá do Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) công bố, gạo 100% tấm hiện được chào bán với giá 3 USD/tấn (giá FOB). Nếu so với mức giá này, giá trúng trầu của Công ty Trung An cao hơn 31 USD/tấn.
Từ đầu năm 2021 đến nay, Công ty Trung An đã trúng thầu xuất khẩu tổng cộng 48.763 tấn gạo các loại sang thị trường Hàn Quốc, chiếm đến 83% so với tổng khối lượng mà Hàn Quốc chào thầu dành cho gạo Việt Nam.
Nông dân ngoại thành thành phố Cần Thơ hiện đang bắt đầu xuống giống sản xuất vụ lúa Đông Xuân 2021-2022. Khác với các năm trước, ngay khi bắt tay vào sản xuất, nông dân thành phố Cần Thơ đã gặp rất nhiều bất lợi. Đó là giá nhiên liệu như xăng dầu, giá vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng cao làm cho chi phí sản xuất tăng cao... Vì vậy, mong muốn có được một vụ lúa mang lại lợi nhuận cao nhất trong năm như các năm trước của bà con nông dân là rất khó.
Ông Trần Thái Nghiêm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ cho biết thêm, mùa lũ năm 2021 về chậm, nước lũ ít nên lượng phù sa về bồi đắp cho đồng ruộng bị hạn chế nhất định. Xu hướng thị trường lúa gạo cũng có những thay đổi; trong đó nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay là chú trọng về chất lượng, nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm.
Để sản xuất thắng lợi vụ lúa Đông Xuân 2021-2022, ngành nông nghiệp thành phố Cần Thơ khuyến cáo nông dân đẩy mạnh liên kết sản xuất trên từng cánh đồng, từng hợp tác xã, tổ hợp tác.
Trong khi giá gạo ở thị trường trong nước giảm nhẹ thì trên thị trường gạo châu Á, giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ giảm xuống mức thấp nhất trong ba tháng vào ngày 18/11, do nhu cầu từ các khách hàng ở châu Phi giảm. Trong khi đó, các thương nhân Việt Nam dự kiến nguồn cung gạo trong nước sẽ bị thắt chặt hơn nhằm hạn chế đà giảm của mặt hàng này.
Phiên này, giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được giao dịch ở mức từ 354 - 360 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ giữa tháng 8/2021, giảm mức tương ứng từ 359 - 364 USD/tấn của một tuần trước đó.
Nhà xuất khẩu gạo có trụ sở tại Kakinada, Andhra Pradesh cho biết, người mua đang trì hoãn kế hoạch mua hàng vì giá đã giảm trong vài tuần qua. Họ đang mong đợi giá gạo sẽ giảm hơn nữa.
Giá gạo 5% tấm của Việt Nam giảm xuống còn từ 425 - 430 USD/tấn, từ mức từ 430- 435 USD/tấn của cuối tuần trước. Một thương nhân có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Giá gạo Việt Nam giảm theo đà giảm giá gạo của các nước xuất khẩu khác, bao gồm cả Ấn Độ và Pakistan. Tuy nhiên, nguồn cung trong nước đang có xu hướng giảm, nhiều khả năng sẽ ngăn giá gạo tiếp tục đi xuống trong những tuần tới, với vụ thu hoạch tiếp theo dự kiến diễn ra vào cuối tháng Hai hoặc đầu tháng Ba”.
Trong khi đó, giá gạo 5% tấm của Thái Lan đã tăng lên từ 5 - 395 USD/tấn trong phiên này, từ mức từ 377 - 3 USD/tấn vào tuần trước, nhờ sự tăng giá của đồng baht so với đồng USD và nhu cầu tăng sau khi giá gạo nước này trong tuần trước đã hạ xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/2017.
Các thương nhân cho biết, chi phí logistics cao đã ảnh hưởng đến lĩnh vực xuất khẩu nói chung của Thái Lan, qua đó cũng làm ảnh hưởng đến doanh số bán gạo.
Trên thị trường nông sản Mỹ, trong phiên giao dịch cuối tuần 19/11, giá các mặt hàng nông sản tại sàn giao dịch nông sản Chicago (Mỹ) CBOT biến động trái chiều. Trong khi giá ngô và đậu tương đều giảm, giá lúa mỳ lại tăng.
Chốt phiên này, giá ngô giao tháng 12/2021 giảm 2,25 xu Mỹ (0,39%) xuống 5,7075 USD/bushel. Giá đậu tương giao tháng 1/2022 cũng hạ nhẹ 2 xu Mỹ (0,16%), xuống 12,6325 USD/bushel. Tuy nhiên, giá lúa mỳ giao tháng 3/2022 lại tăng 3,5 xu Mỹ (0,42%) lên 8,3425 USD/bushel (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg).
Giá lúa mỳ giao kỳ hạn tăng do dự báo có thêm những trận mưa lớn ở miền Đông Australia. Công ty nghiên cứu AgResource có trụ sở tại Chicago (Mỹ) lưu ý rằng, thị trường vẫn lạc quan bởi sự điều chỉnh giá ngũ cốc có thể mở ra dòng tiền hỗ trợ và các tổ chức đầu tư sẽ xem xét thêm mặt hàng này vào danh mục đầu tư của họ.
Khối lượng giao dịch nông sản trên sàn CBOT phiên cuối tuần này chỉ ở mức khiêm tốn, do các nhà giao dịch sẽ bắt đầu nghỉ lễ Tạ ơn vào tuần tới.
Khả năng Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) sẽ công bố các mục tiêu về nhiên liệu sinh học vào năm 2020, 2021 và 2022 không trước ngày 30/11 tới đã thúc đẩy doanh số bán dầu đậu tương giao kỳ hạn. AgResource dự kiến, EPA sẽ nâng các yêu cầu về hạn mức sử dụng nhiên liệu sinh học năm 2022, vốn được coi là động lực cho xu hướng tăng dài hạn đối với nhu cầu dầu đậu tương của Mỹ.
Các thương nhân châu Âu cho biết, Trung Quốc đã đặt 200.000-250.000 tấn lúa mì làm thức ăn chăn nuôi của Pháp trong 36 giờ qua. Tuần trước, Trung Quốc đã đặt mua 700.000-900.000 tấn ngô của Ukraine, với tổng lượng ngô nhập khẩu từ Ukraine của Trung Quốc trong giai đoạn 2021-2022 ước tính lên tới 7-10 triệu tấn.
Dự kiến, một đợt mưa với lượng nước vừa phải hoặc thậm chí lớn sẽ kéo dài trên khắp miền Bắc Brazil đến ngày 29/11 tới. Tuy vậy, nông dân Brazil đang trông mong thời tiết sẽ nắng và khô ráo hơn để làm chậm lại sự lây lan dịch bệnh mới xuất hiện trên đậu tương.
Về thị trường cà phê thế giới, kết thúc phiên giao dịch cuối tuần 19/11, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London (Anh) đảo chiều đi lên. Giá cà phê Robusta giao tháng 1/2022 tăng 33 USD, lên 2.245 USD/tấn. Khối lượng giao dịch duy trì ở mức trung bình. Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York (Mỹ) cũng hòa cùng xu hướng tăng. Giá cà phê Arabica giao ngay tháng 12/2021 tăng 4,35 xu Mỹ, lên 233,30 xu/lb (1lb = 0,4535 kg). Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.
Đồng real của Brazil giảm 0,73%, đưa tỷ giá xuống mức 5,6100 real/USD, thiết lập mức thấp mới, do thị trường chứng khoán Brazil đã có sự hồi phục trong ngày hết hạn quyền chọn mua. Nhưng nỗi lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu và bùng phát dịch COVID-19 ở châu Âu đã khiến đồng USD bật tăng và đẩy hầu hết các đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi vào thế bất lợi.
Trong khi đó, báo cáo của Bộ phận Nông nghiệp nước ngoài (FAS), trực thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), cho thấy nguồn cung cà phê toàn cầu trong niên vụ cà phê mới 2021/2022 sẽ không như dự kiến.