Ba nhóm sản phẩm chủ lực được ngành nông nghiệp ưu tiên

Tại buổi gặp mặt báo chí ngày 5/1, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, năm 2017 Bộ sẽ tập trung tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng rà soát tập trung 3 trục sản phẩm.

Thứ nhất, nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia là những sản phẩm chủ lực có kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên và thịt lợn.

 Thứ hai, nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, TP, các địa phương căn cứ lợi thế và điều kiện cụ thể lựa chọn nhóm sản phẩm chủ lực của địa phương để quy hoạch và phát triển theo hướng như sản phẩm quốc gia nhưng quy mô cấp địa phương.

Thứ ba, nhóm sản phẩm vùng, miền là những đặc sản nhưng có quy mô nhỏ, sẽ được xây dựng và phát triển gắn với xây dựng nông thôn mới ở xã theo mô hình “Mỗi làng, xã một sản phẩm”.  

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, chúng ta phải liên kết, phải có cơ chế để phát huy tối đa sức mạnh, lôi kéo doanh nghiệp, nông dân vào cuộc để thúc đẩy sản xuất – kinh doanh nông nghiệp. Điển hình như Lâm Đồng, vừa qua tất cả nông dân, doanh nghiệp vào cuộc cùng nhà nước làm khoa học, có như vậy chúng ta mới đảm bảo sản xuất có giá thành vừa phải, liên tục đưa ra sản phẩm cạnh tranh và hội nhập quốc tế được.

Nông nghiệp sẽ phát triển theo hướng hiện đại, cơ giới hóa trong những năm tới. Ảnh: Duy Khương-TTXVN

Năm 2017 là năm bản lề thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và Kế hoạch phát triển ngành 5 năm 2016 – 2020 trong bối cảnh những khó khăn thách thức được dự báo vẫn chưa giảm hơn so với năm 2016. Tuy vậy, Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu thực hiện có hiệu quả 2 nhiệm vụ lớn là tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, thích ứng với biến đổi khí hậu trong điều kiện hội nhập; trong đó, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thủy sản đạt 2,5-2,8%; tốc độ tăng giá trị sản xuất của ngành đạt 3,0 - 3,2%; kim ngạch xuất khẩu đạt 32,0 - 32,5  tỷ USD; tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,45%;  tỷ lệ xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới đạt 28-30%. Năm 2017, Bộ tiếp tục xác định là Năm cao điểm hành động về chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông lâm thủy sản.

Để đạt được mục tiêu đề ra, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng cần có biện pháp quyết tâm, đồng bộ hơn. Về quản lý ngành, phải rà soát từ Trung ương đến địa phương để làm sao có một sự đổi mới theo hướng quyết liệt, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cho người dân thuận lợi, thông thoáng hơn. 

Cùng với đó, Bộ sẽ triển khai thực hiện quyết liệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên phạm vi cả nước. Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí mới theo hướng sáng tạo hơn, gần gũi với từng vùng miền; qua đó, chúng ta cần huy động được tổng lực sức mạnh của cả xã hội cùng với nguồn ngân sách tập trung mà Trung ương vừa phân bổ trong vốn trung hạn để chúng ta thực hiện tái cơ cấu ngành gắn với xây dựng nông thôn mới phát triển nhanh hơn, đạt mục tiêu nhưng phải bền vững.

H.V
Tái cơ cấu nông nghiệp để chủ động hội nhập
Tái cơ cấu nông nghiệp để chủ động hội nhập

Sau khi chuyên đề “Thúc đẩy phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long” đăng trên báo Tin tức Cuối tuần số 37, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng: Trước yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cần có những định hướng, giải pháp đúng đắn nhằm đẩy nhanh tái cơ cấu nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN