Ban hành phác đồ điều trị cúm A/H7N9

Ngày 10/4, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên đã ký Quyết định số 1176 ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm cúm A/H7N9.


Theo đó, những trường hợp được xác định nghi ngờ nhiễm cúm A/H7N9 là những người có tiền sử đi vào vùng dịch tễ hoặc sống ở vùng có ca mắc, tiếp xúc gần với gia cầm và một số loài chim bị bệnh (nuôi, buôn bán, vận chuyển, giết mổ, ăn tiết canh, thịt gia cầm chưa nấu chín...); tiếp xúc gần với người bệnh nghi ngờ hoặc đã được chẩn đoán bị cúm A/H7N9; người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp gồm: sốt, ho, khó thở, viêm phổi hoặc hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển nhanh…


Về điều trị, các ca bệnh nghi ngờ đều phải được khám tại bệnh viện, cách ly và được làm xét nghiệm để chẩn đoán. Khi đã được xác định chính xác nhiễm cúm A/H7N9, người bệnh cần nhập viện điều trị cách ly hoàn toàn, sử dụng thuốc kháng virút càng sớm càng tốt. Ngoài ra, khi có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh, người dân cần đến các cơ sở y tế khám để được cách ly kịp thời. Người dân không buôn bán, vận chuyển, giết mổ, sử dụng thịt gia cầm chưa được kiểm dịch; che miệng, mũi khi ho, hắt hơi, xì mũi bằng khăn hoặc giấy và vệ sinh tay; sử dụng các biện pháp phòng hộ lao động và rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhanh khi tiếp xúc với gia cầm; tránh tiếp xúc với người mắc bệnh đường hô hấp.


Người bệnh được xuất viện khi hết sốt 3- 5 ngày. Tuy nhiên, sau đó, người bệnh phải tự theo dõi thân nhiệt 12 giờ mỗi lần sau khi xuất viện, nếu thấy nhiệt độ cao hơn độ C ở hai lần đo liên tiếp hoặc có dấu hiệu bất thường khác phải đi khám lại.


Châu Anh

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN