Bình Thuận sẽ họp kiểm điểm đánh giá các chủ đầu tư giải ngân thấp

Ngay từ đầu năm 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, quyết tâm giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 theo đúng hoạch đề ra. Các chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân thấp phải khẩn trương tổ chức họp để kiểm điểm đánh giá việc thực hiện trong năm 2023, qua đó có giải pháp để khắc phục triệt để trong năm 2024.

Chú thích ảnh
Một phần tuyến cao tốc đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết được triển khai thi công. Ảnh: TTXVN phát

Năm 2024, tổng kế hoạch vốn đầu tư công của Bình Thuận được Thủ tướng Chính phủ giao hơn 5.000 tỷ đồng. Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành toàn tỉnh sẽ tập trung đẩy mạnh tiến độ thực hiện và phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm nay đạt trên 95% kế hoạch vốn được giao, sớm đưa các công trình vào sử dụng nhằm phát huy hiệu quả đầu tư; đồng thời, xác định giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cần tập trung triển khai hiệu quả. 

Cùng với đó, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư thường xuyên rà soát để dự báo kịp thời các vướng mắc khó khăn, nhất là trong việc giải phóng mặt bằng để kịp thời tham mưu điều chuyển vốn giữa các dự án, công trình; chủ trì phân loại, chia nhỏ nhóm công trình theo tính chất, lĩnh vực, mức độ vướng mắc để tiến hành kiểm tra, rà soát định kỳ nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đảm bảo sát với tình hình thực tế của từng công trình.

Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đề nghị các đơn vị liên quan chú trọng lựa chọn đơn vị tư vấn, nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm để thực hiện các dự án; đồng thời, xử lý theo quy định các đơn vị tư vấn, các nhà thầu yếu, kém, không đảm bảo yêu cầu. Các chủ đầu tư phải giải ngân vốn đầu tư công đúng kế hoạch giao, không được trả lại nguồn vốn đã được phân bổ. Các sở, ngành, địa phương chủ động phối hợp giải quyết khó khăn, vướng mắc với tinh thần trách nhiệm cao nhất; tăng cường tuyên truyền vận động nhằm tạo sự đồng thuận của người dân trong công tác giải phóng mặt bằng các công trình, dự án.

Năm 2023, tổng vốn kế hoạch đầu tư công của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ giao là gần 4.8 tỷ đồng. Tính đến 31/1/2024 toàn tỉnh giải ngân được 4.079/4.8 tỷ đồng, đạt 84,29% so với kế hoạch vốn (bình quân chung cả nước đạt 82,47%). Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có 10 chủ đầu tư giải ngân đạt trên 95% kế hoạch vốn được giao.

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận nhìn nhận việc giải ngân kế hoạch vốn năm 2023 của tỉnh vẫn còn hạn chế, chưa đạt tỷ lệ 95% so kế hoạch mà Thủ tướng Chính phủ giao. Tiến độ thi công một số công trình còn chậm, nhiều dự án vướng đền bù, giải phóng mặt bằng chưa được tháo gỡ hay như các chủ đầu tư chậm hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ, trình phê duyệt dự án đầu tư…

Nguyên nhân giải ngân vốn đầu tư chậm trong năm 2023 được xác định chủ yếu do việc chuẩn bị đầu tư còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế; phối hợp giữa chủ đầu tư với các sở, ngành, địa phương trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư chưa chặt chẽ, bị động. Bên cạnh đó, các cấp, các ngành và người đứng đầu các sở ngành và địa phương thiếu tập trung, chưa xử lý dứt điểm các khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư... nhất là các dự án thuộc lĩnh vực giao thông, thủy lợi ảnh hưởng đến tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công.

Nguyễn Thanh (TTXVN)
Đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công tại dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang
Đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công tại dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang

Chiều 16/2, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng và đoàn công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tới thăm, kiểm tra tiến độ và đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công tại dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1) đoạn qua huyện Bắc Quang, Hà Giang.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN