Chính phủ tiếp tục nghiên cứu các chính sách phúc lợi cho người cao tuổi

Chiều tối 29/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gặp mặt đoàn cán bộ Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam và 30 người cao tuổi tiêu biểu của TP. Hà Nội nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Người cao tuổi 1/10 và Tháng Hành động vì người cao tuổi Việt Nam năm 2017.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi gặp mặt. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, Hội đã tập hợp được hơn 8,6 triệu hội viên và 100% xã, phường, thị trấn đều có tổ chức hội cơ sở, với trên 100.000 chi hội và 250.000 tổ hội.

Cả nước hiện có trên 1,24 triệu người cao tuổi tham gia công tác Đảng, tổ dân phố, trưởng thôn, trưởng bản, Ban Công tác Mặt trận, tổ hòa giải, khuyến học, bảo vệ an ninh, tự quản. Có hơn 67 % người cao tuổi vẫn tham gia lao động sản xuất để tăng thu nhập cải thiện cuộc sống, phụ giúp con cháu. Có hơn 350.000 người cao tuổi được tôn vinh danh hiệu làm kinh tế giỏi, hơn 100.000 người cao tuổi đang làm chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo việc làm thu nhập cho con cháu và cho nhiều lao động cộng đồng.

Theo bà Phạm Thị Hải Chuyền, cả nước hiện còn khoảng trên 30% người cao tuổi chưa có chế độ bảo trợ xã hội hoặc trợ cấp khác, phần đông ở nhà sinh sống phụ thuộc con cháu, rất cần sự quan tâm của Nhà nước và xã hội.

Sau gần 7 năm triển khai thực hiện Luật Người cao tuổi, đến nay vẫn còn một số chính sách với người cao tuổi chưa được các bộ, ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện như “Ưu đãi về vốn tín dụng đối với người cao tuổi trực tiếp sản xuất, kinh doanh tăng thu nhập, giảm nghèo”; giảm giá vé, giá dịch vụ khi người cao tuổi sử dụng một số dịch vụ giao thông công cộng; tham quan di tích văn hóa, lịch sử, bảo tàng, danh lam thắng cảnh…

Việt Nam có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Dự báo đến năm 20 nước ta có 20% dân số là người cao tuổi (khoảng 20 triệu người), Hội kiến nghị Chính phủ cần có chủ trương hoặc định chế gắn với vấn đề già hóa dân số cho phù hợp.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các đại biểu. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Phát biểu tại cuộc gặp mặt, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng chuyển lời thăm hỏi ân cần nhất tới người cao tuổi trong cả nước nhân Ngày Quốc tế Người cao tuổi. Thủ tướng nêu rõ, trong kháng chiến cũng như trong hòa bình, người cao tuổi luôn đóng góp lớn, là trụ cột trong từng gia đình. Văn hóa kính già yêu trẻ, tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam được giữ gìn từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Cho biết Chính phủ đã có nhiều hoạt động, nhiều chính sách, nhiều quy định để đưa Luật Người cao tuổi Việt Nam vào cuộc sống, Thủ tướng hài lòng trước sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống tổ chức Hội Người cao tuổi từ Trung ương đến địa phương với nhiều hoạt động sôi nổi, hiệu quả.

Thủ tướng khẳng định, Chính phủ sẽ tiếp tục nghiên cứu, có các chính sách phúc lợi, chính sách phát huy hơn nữa những kinh nghiệm quý báu của người cao tuổi. Thủ tướng cũng nhấn mạnh việc xử lý nghiêm những hành vi đối xử không tốt với người cao tuổi theo quy định của Luật Người cao tuổi.

Thủ tướng tán thành đề nghị tăng cường hơn nữa chế độ phúc lợi xã hội dành cho người cao tuổi, nhất là các thiết chế văn hóa phục đời sống tinh thần, sinh hoạt thể thao phục vụ người cao tuổi.

TTXVN/Báo Tin Tức
Bảo vệ, chăm sóc, phát huy người cao tuổi là công việc từng giờ, từng phút ở mọi nơi.
Bảo vệ, chăm sóc, phát huy người cao tuổi là công việc từng giờ, từng phút ở mọi nơi.

Sáng 28/9, tại Lễ kỷ niệm 27 năm Ngày Quốc tế Người cao tuổi (1/10) và triển khai Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: "Công tác bảo vệ, chăm sóc và phát huy người cao tuổi là công việc phải làm trong suốt năm, từng giờ, từng phút ở mọi nơi".

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN