Cơ chế đặc thù về giáo dục đào tạo cho vùng đồng bằng sông Cửu Long

Theo đề nghị của Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ (BCĐTNB) tại Công văn số 925-CV/BCĐTNB ngày 5/4/2012 về việc xây dựng “Đề án đặc thù phát triển nguồn nhân lực vùng ĐBSCL giai đoạn 2011-2015”, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đồng ý giao BCĐTNB phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1033/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phát triển GDĐT và dạy nghề vùng ĐBSCL và Quy hoạch phát triển nhân lực các địa phương trong vùng.


Theo đó, từ năm học 2012 trở đi, các lớp đào tạo theo nhu cầu sử dụng của các địa phương trong vùng sẽ tiếp tục được mở theo hình thức áp dụng “cơ chế đặc thù” tuyển chọn thí sinh có điểm thi đại học “trên sàn, dưới chuẩn” (tức trên điểm sàn do Bộ quy định nhưng dưới điểm chuẩn của khối ngành đó quy định).


BCĐTNB còn phối hợp với Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh mở các lớp đào tạo cao cấp lý luận chính trị - hành chính cho cán bộ các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn TP Cần Thơ và các tỉnh mà lâu nay luôn trong tình trạng “nợ kiến thức” do chưa được quan tâm đào tạo.


Bộ GDĐT cũng có công văn gửi các BCĐ: Tây Bắc, Tây Nguyên, TNB ủng hộ chủ trương đào tạo cán bộ trình độ sau đại học, đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp theo nhu cầu nhân lực của các địa phương tại 3 vùng khó khăn này.

 

Trần Khánh Linh

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN