Phóng viên TTXVN tại Đức dẫn bài báo cho biết, trong tháng 12 này, "Điện Biên Phủ trên không" đang là chủ đề của nhiều sự kiện và triển lãm nhân kỷ niệm 50 năm diễn ra chiến dịch này ở Hà Nội. Cuộc chiến của Mỹ bắt đầu vào năm 1965 để cứu vãn "chế độ vệ tinh" được thiết lập 10 năm trước đó một cách vô pháp ở miền Nam bị chia cắt. Các nhà đàm phán Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Mỹ đã kiên trì đàm phán ở Paris từ tháng 5/19 và tới tháng 10/19 thì ra được văn bản của một hiệp đình hoà bình mà theo kế hoạch sẽ được Bộ trưởng Ngoại giao hai nước ký ở Paris vào ngày 30/10/19.
Tuy nhiên, sự phản đối của chính quyền Sài Gòn đối với một số quy định liên quan tới Nam Việt Nam là cái cớ để Mỹ bất ngờ chấm dứt hiệp định và huỷ chương trình đã lên kế hoạch. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cũng bác bỏ yêu sách của Mỹ đòi đàm phán lại. Theo tác giả bài báo, Mỹ thực chất muốn đàm phán để cứu chế độ Sài Gòn khỏi sụp đổ, qua đó giữ chắc được tiền đồn đầu tiên của mình ở lục địa châu Á cũng như xoa dịu phong trào phản chiến đang lên cao trong nước. Ngày 31/10/19, Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson khi đó tuyên bố chấm dứt vô điều kiện mọi "hành động chiến tranh" chống miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, người kế nhiệm là Richard Nixon, được bầu tháng 11/19, lại không giữ cam kết này. Tới năm 1971, Mỹ luôn có những hành động khiêu khích như tăng cường thực hiện các chuyến bay do thám trên toàn miền Bắc Việt Nam và sử dụng máy bay ném bom không kích các tỉnh phía Nam, các vùng lân cận Hà Nội cũng như các tỉnh miền núi phía Bắc. Nhưng những gì xảy ra năm sau đó lại là thảm hoạ với Washington. Bắt đầu từ ngày 16/4/1972, Mỹ sử dụng máy bay chiến lược B-52 tấn công ban đêm vào thành phố Hải Phòng và lần đầu tiên, biên giới ảo do Mỹ đặt ra là vĩ tuyến 20 trở lên phía Bắc đã bị họ phá vỡ. Kể từ đó, khu vực phía Bắc vĩ tuyến 20 cũng như các tỉnh phía Nam liên tục là mục tiêu của các máy bay ném bom hạng nặng và hàng trăm máy bay chiến đấu của Mỹ.
Việc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ chối đàm phán lại cũng như không nhượng bộ là cái cớ để Mỹ tiến hành chiến dịch ném bom ác liệt nhất xuống toàn miền Bắc kể từ năm 1965. Tuy nhiên, ban đầu bom Mỹ chỉ rải xuống khu vực ngoại thành Hà Nội, Hải Phòng cũng như Thái Nguyên. Đêm 26/12/1972, lần đầu tiên máy bay B-52 ném bom xuống trung tâm Hà Nội, tập trung vào khu vực đường Khâm Thiên. Mặc dù hầu hết phụ nữ và trẻ em đã được sơ tán sau ngày 16/4/1972, song vẫn có hàng trăm người thương vong trong đợt ném bom này. Và Mỹ cũng phải nhận cái giá phải trả đích đáng. Phi đội máy bay ném bom chiến lược của Mỹ, vốn được coi là bất khả chiến bại và chỉ có thể vươn tới ở độ cao ít nhất 10.000 mét đối với tên lửa phòng không, đã bị thiệt hại nặng nề. Tính đến ngày 29/12/1972, số liệu của phía Việt Nam cho biết Mỹ đã mất 81 máy bay chiến đấu, trong đó có 34 chiếc B-52. Việt Nam có thể tự hào nói về một chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không", một cách nói xuất phát từ thắng lợi trong cuộc chiến chống Pháp năm 1954.
Theo một bài báo khác cũng đăng trên báo Junge Welt, nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ cuộc chiến đó, quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ hiện nay rất đa dạng và không chỉ ở cấp nhà nước. Tuy vậy, cuộc chiến man rợ trên không và những tội ác nghiêm trọng khác trong quá khứ không bị rơi vào quên lãng. Hàng loạt triển lãm, hội thảo và các hoạt động khác được tổ chức trong tháng 12 này để kỷ niệm chiến thắng tháng 12/1972.
Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" năm 1972 đóng vai trò quyết định trực tiếp buộc Chính phủ Mỹ phải ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.