Ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia khẳng định: Các bên đã chia sẻ sự khó khăn của doanh nghiệp cũng như chật vật của người lao động trong thời gian qua. Tổng LĐLĐ cũng đã đưa ra hai phương án và phía chủ sử dụng lao động cũng đã đề ra mức từ 6,5% đến 7,3%. Phía chủ sử dụng lao động đề xuất mức từ 4% đến 5%. Sau khi thảo luận, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã thống nhất bỏ phiếu thông qua mức 6%. Đây là mức hợp lý và đạt được sự đồng thuận cao.
Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia cho rằng: Mức tăng này dù chưa hài lòng nhưng với sự đồng thuận bỏ phiếu trong Hội đồng, chúng tôi đồng ý phương án tăng 6% và hy vọng doanh nghiệp sẽ có những giải pháp để thúc đẩy sản xuất, giữ vững việc làm.
Với mức tăng trên, mức lương tối thiểu có thể được áp dụng từ ngày 1/7/2024 cụ thể: Vùng I tăng từ 4, triệu đồng/tháng lên 4,96 triệu đồng/tháng (tăng thêm 280.000 đồng); Vùng II tăng từ 4,16 triệu đồng/tháng lên 4,41 triệu đồng/tháng (tăng 250.000 đồng); Vùng III tăng từ 3,64 triệu đồng/tháng lên 3,86 triệu đồng/tháng (tăng 220.000 đồng); Vùng IV tăng từ 3,25 triệu đồng/tháng lên 3,45 triệu đồng/tháng (tăng200.000 đồng).
Tương tự, với lương tối thiểu vùng theo giờ cũng là 6%, Hội đồng cũng thống nhất phương án tăng thêm 6% từ ngày 1/7/2024. Cụ thể, Vùng I tăng từ 22.500 nghìn đồng/giờ lên 23.800 đồng/giờ; Vùng II tăng từ 20.000 đồng/giờ lên 21.200 đồng/giờ; Vùng III tăng từ 17.5000 đồng/giờ lên 18.600 đồng/giờ; Vùng IV tăng từ 15.600 đồng/giờ lên 16.600 đồng/giờ.