Đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh Trần Du Lịch chất vấn thành viên Chính phủ. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN
|
* Sau 4 năm thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, theo ông còn những hạn chế nào?Trong điều kiện thu nhập quốc dân đầu người và tình hình kinh tế như hiện nay mà để đảm bảo được như các nước bảo hiểm y tế toàn dân là nỗ lực khó khăn. Hiện nay, để đạt mục tiêu này chúng ta có 2 hạn chế là chất lượng dịch vụ y tế toàn dân được phục vụ rất thấp, chủ yếu là bệnh thông thường và người dân chỉ mua bảo hiểm y tế khi cần đặc trị.
Hai là nỗ lực của Chính phủ hỗ trợ người nghèo và cận nghèo mua bảo hiểm y tế nhưng mức bảo hiểm thấp và phần đóng góp người dân còn nhiều khó khăn. Nếu đặt mục tiêu quá cao và đạt trình độ các nước có bảo hiểm y tế toàn dân thì cần xem xét.
Kỳ họp Quốc hội khóa trước quyết định lộ trình này và theo tôi khi quyết định lộ trình thời điểm đó chúng ta cũng chưa dự liệu thâm thủng ngân sách và nợ bảo hiểm như thế này. Thành ra thực hiện khó khăn nhưng đã quyết định theo tôi vẫn thực thi nhưng không yêu cầu quá cao.
Trong quá trình này tập cho người dân có thói quen có trách nhiệm đóng góp trong vấn đề bảo hiểm y tế. Thực tế cho thấy, người dân ở nông thôn làm lam lũ, tích lũy được bao nhiêu nhưng chỉ bị bệnh là tiêu hết tiền tích lũy. Đây là lộ trình đi dần và năm 2014 dự kiến hoàn thành thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân.
* Ngành y tế cũng phải cải thiện như thế nào để đáp ứng yêu cầu thưa ông?Không chỉ là bảo hiểm y tế tự nguyện mà ngay với bảo hiểm y tế bắt buộc cũng đang đặt ra vấn đề phải nâng chất lượng khám chữa bệnh bằng bảo hiểm. Hiện nay, người mua bảo hiểm có cảm nhận rằng có sự phân biệt đối xử trong điều trị. Ngay cán bộ hưu trí cũng phản ánh việc đi khám bằng thẻ bảo hiểm y tế có sự phân biệt đối xử về chất lượng khám chữa bệnh và loại thuốc. Thông thường khi khám nếu người dân đưa thẻ bảo hiểm y tế thì bác sĩ sẽ cho toa khác và không bảo hiểm cho toa khác. Đây là vấn đề cần khắc phục.
Ngay cả bảo hiểm bắt buộc và với mức bảo hiểm hiện nay rõ ràng điều kiện khám chữa bệnh vẫn chưa bảo đảm được. Do đó, trước tiên, ngành y tế phải đảm bảo quan điểm không phân biệt đối xử.
*Xin cám ơn ông!Xuân Minh (thực hiện)