Theo đó, trong trường hợp có sự thay đổi Thành viên Ban Chỉ đạo, thủ trưởng các bộ, ngành có trách nhiệm gửi văn bản cử người thay thế về Bộ Tư pháp để điều chỉnh danh sách Ban Chỉ đạo. Trong trường hợp cần thiết, Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định điều chỉnh thành phần, số lượng thành viên Ban Chỉ đạo hoặc yêu cầu lãnh đạo bộ, ngành có liên quan tham gia họp Ban Chỉ đạo theo đề nghị của Bộ Tư pháp.
Quyết định trên nêu rõ: Giúp việc cho Ban Chỉ đạo có Tổ Thư ký, mỗi bộ, ngành có lãnh đạo là thành viên Ban Chỉ đạo cử một chuyên gia am hiểu về công tác giám định tư pháp tham gia Tổ Thư ký. Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định việc kiện toàn Tổ Thư ký theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo.
Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá việc tổ chức thực hiện Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của các bộ, ngành và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ tổ chức phối hợp với các bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện Đề án; hướng dẫn, chỉ đạo việc lồng ghép, phối hợp các chương trình, kế hoạch, nguồn nhân lực của các bộ, ngành và địa phương trong quá trình thực hiện Đề án theo những yêu cầu, mục tiêu chung.
Các thành viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của bộ, ngành mình được quy định tại Quyết định 250/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp.