Nhiều quy định bất cậpDự thảo Luật hỗ trợ DNNVV gồm điều, trong đó đề ra 7 nội dung hỗ trợ cho các DNNNV, gồm: hỗ trợ tiếp cận vốn tín dụng, thuế, mặt bằng sản xuất, hỗ trợ ươm tạo và nâng cao năng lực công nghệ, hỗ trợ mở rộng thị trường, hỗ trợ thông tin và tư vấn, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực.
Việc lấy ý kiến dự thảo Luật hỗ trợ DNNVV lần này rất quan trọng trước khi dự thảo Luật được trình Quốc hội vào tháng 5/2017.
Ông Phan Đăng Tuất, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam phát biểu tại hội thảo. |
Ông Phan Đăng Tuất, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cho hay: “Đọc xong dự thảo luật này tôi thấy quá buồn vì nó giống như một bài văn mẫu, làm cho có. Luật dài, hoành tráng nhưng không khả thi. Luật này có được ký, sửa đổi cũng không đi vào đời sống được”.
Ông Tuất chỉ ra rằng, dự thảo Luật đề ra giải pháp hỗ trợ DN nhưng cần xem xét lại việc hỗ trợ vì dễ vi phạm các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã tham gia. Cùng với đó, có quá nhiều chủ thể đứng ra hỗ trợ: Chính phủ, VCCI, hiệp hội, UBND các tỉnh, thành phố… Về 7 nội dung hỗ trợ, thì dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV cũng không thể “đè” Luật tín dụng, Luật đất đai… nên 7 nội dung hỗ trợ này là vô dụng.
“Về mức hỗ trợ, với khoảng 97% quy mô nhỏ và vừa, tương đương khoảng 500.000 doanh nghiệp, tính ra mỗi doanh nghiệp được hỗ trợ khoảng 10 triệu đồng thì ngân sách đã rất khó khăn. Số tiền này quá nhỏ, chỉ bằng 2 vé máy bay đi lại giữa Hà Nội và Sài Gòn”, ông Phan Đăng Tuất nói.
Ông Tuất cũng nhấn mạnh, DNNVV cần môi trường kinh doanh minh bạch, sòng phẳng. Doanh nghiệp cần được “bảo vệ” trước hàng rào của FTA, trước việc thương lái ép giá và nhiều thủ tục hành chính, nhũng nhiễu, chung chi chứ không cần được hỗ trợ.
Đồng quan điểm, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam băn khoăn về định nghĩa DNNVV, theo tiêu chí của Dự thảo Luật đưa ra, DNNVV được xác định là có lao động bình quân không quá 300 người, tổng nguồn vốn năm trước không quá 100 tỷ đồng... thì chưa rõ ràng vốn này là vốn điều lệ hay tài sản.
“Ngành dệt may chúng tôi có nhiều DN vốn điều lệ chỉ trên 5 tỷ nhưng có hàng nghìn lao động hoặc có những DN vốn dưới 10 tỷ nhưng có 2.000 – 4.000 lao động. Do đó, Luật phải liên đới với Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán để xác định rõ. Cùng với đó, tại điều 6 về nguồn lực hỗ trợ DNNVV gồm: vốn tín dụng hỗ trợ của nhà nước, ngân sách nhà nước, vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Điều này dường như quá viển vông, máy móc và xa vời”, ông Giang cho biết.
DN phải vào Hiệp hội mới được hỗ trợ?
Một trong những nội dung mà các đại biểu cũng như chuyên gia đặc biệt quan tâm là tại Điều 29, quy định về trách nhiệm của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, các hiệp hội, ngành nghề. Theo quy định này, Hiệp hội DNNVV Việt Nam sẽ giữ vai trò chủ chốt trong hỗ trợ DNNVV. Ông Nguyễn VănĐệ,Chủ tịch Hiệp hộidoanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa cho biết, 98 -99% DN tại địa phương là DNNVV, hầu hết các DN này hoạt động gắn với Hiệp hội ngành nghề và địa phương. Nhiều DN không tham gia vào Hiệp hội DNNVV Việt Nam. “Theo dự thảo luật này, nếu DN không tham gia vào Hiệp hội DNNVV Việt Nam có được hỗ trợ hay không? Điều này như một cái rọ, phải chui vào mới được hỗ trợ? Gây mất tính thị trường, tính đổi mới trong quan hệ lao động cạnh tranh”, ông Đệ cho hay.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI phát biểu. |
Đồng quan điểm, ông Trần Việt Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh cho biết, vai trò của Hiệp hội DNNVV Việt Nam đối với các DN ở TP Hồ Chí Minh còn mờ nhạt, DN không biết Hiệp hội ở đâu, sinh hoạt như thế nào. Như vậy liệu giao cho Hiệp hội vai trò điều phối đã đảm bảo hay chưa? Hiện nay DN chủ yếu tham gia và chịu tác động chính của Hiệp hội ngành nghề và Hiệp hội địa phương.
“Khi luật DNNVV đưa ra thì các tỉnh thành phố phải có đầu mối hỗ trợ DNNVV, như TP Hồ Chí Minh có đầu mối hỗ trợ DNNVV tất cả lĩnh vực. Do đó, Luật nên có đầu mối duy nhất để DN tìm hiểu thông tin và nhận hỗ trợ”, ông Trần Việt Anh cho biết.
Một vấn đề nữa là tại điểm D của Điều 29 nêu rõ: “Hiệp Hội DNNVV Việt Nam có trách nhiệm thực hiện cung cấp dịch vụ công, dịch vụ hỗ trợ DNNVV, cấp chứng chỉ, chứng nhận chuyên ngành của hiệp hội cho các DNNVV theo quy định của pháp luật”. Về nội dung này, ông NguyễnVăn Thời,Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Thái Nguyên cho biết, việc cấp chứng chỉ này có thể tạo ra cơ chế xin – cho. “Muốn có chứng chỉ, DN phải vào hội, phải đi xin cấp chứng chỉ hay nói cách khác là bỏ tiền ra mua mới được hưởng ưu đãi. Đây lại là cơ chế xin – cho, nhà nước khuyến khích xóa bỏ bao caaos thì giờ lại mở ra cơ chế này. Nếu điều này của Luật được thông qua thì tôi hơi thất vọng”, ông Thời cho hay.
Sau khi nghe các ý kiến của nhiều phía có liên quan, ông Nguyễn Ngọc Bảo, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, các thảo luận Dự án Luật hiện nay cũng đang xem xét kỹ tới tên gọi của dự án, có thể đề xuất đổi thành "Luật phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa" để phù hợp hơn trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay của đất nước.
Chủ tịch VCCI, ông Vũ Tiến Lộc thừa nhận: "Dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV đã quá tham vọng nên dẫn tới thất vọng".