Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế và tổng công ty thực hiện quyết định này.
Theo đó, có 240 doanh nghiệp nhà nước sẽ thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016-2020. Trong đó, 103 doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; 4 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ trên 65% vốn điều lệ; 27 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ; 106 doanh nghiệp cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ.
Nhà nước vẫn giữ 100% vốn điều lệ tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Ảnh: Mạnh Khánh/TTXVN |
Cụ thể, những doanh nghiệp Nhà nước sẽ nắm giữ 100% là doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực như: đo đạc bản đồ phục vụ quốc phòng an ninh; quản lý hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị do Nhà nước đầu tư; Kinh doanh sổ xố; xuất bản (không bao gồm lĩnh vực in và phát hành xuất bản phẩm); in đúc tiền, sản xuất vàng miếng và vật phẩm lưu niệm,…
Những ngân hàng: Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng Đại Dương; và các tập đoàn: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN); Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)…, Nhà nước sẽ vẫn giữ 100% vốn điều lệ.
Trong số 4 doanh nghiệp Nhà nước tiến hành cổ phần hóa (Nhà nước nắm giữ trên 65% vốn điều lệ), có Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty TNHH một thành viên Khoáng sản (Thừa Thiên-Huế), Tổng công ty Thăm dò và Khái thác dầu khí (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam); Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam.
Nhà nước chỉ nắm 50-65% vốn điều lệ tại các doanh nghiệp trong 8 ngành, lĩnh vực. Trong đó có: Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Bộ Công Thương), Tổng công ty Lương thực miển Nam, Tổng công ty Lương thực miển Bắc, Tổng công ty Thuốc lá, Tổng công ty viễn thông MobiFone (Bộ Thông tin và Truyền thông), Tập đoàn bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng công ty Cà phê Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn),…