Trong đợt mưa lũ đầu tháng 11/2017, tỉnh Quảng Ngãi có hàng trăm tuyến kênh mương thủy lợi, hàng chục hồ đập bị sạt lở, vùi lấp. Ảnh: Phước Ngọc/TTXVN |
Điều này, đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ sản xuất vụ Đông Xuân 2017-2018 của người dân trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là sản xuất lúa nước.
Tại huyện Sơn Tịnh, sau đợt mưa lũ vừa qua, tuyến kênh B1 đi qua địa bàn thôn Thạch Nội, xã Tịnh Trà đã bị đất đá bồi lấp sâu 1,2 m với chiều dài khoảng 100 mét kênh, khoảng 140 mét khối đất làm cho nước không thể chảy được. Tuyến kênh B1 có chiều dài khoảng 7km, cung cấp nước tưới cho hơn 300 ha lúa của 3 xã ở 2 huyện Bình Sơn và Sơn Tịnh, nếu không khắc phục kịp thời sẽ khiến 55 ha ở vùng cuối kênh không có nước tưới.
Ông Phạm Đình Thu, nhân viên trạm quản lý thủy nông số 2, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, để cung cấp nước cho hàng chục héc ta ruộng của nông dân sản xuất vụ Đông Xuân này cần phái hốt hết phần bồi lắng trên mặt kênh, rồi dùng máy cắt mặt bê tông để đưa lượng đất bồi lắng lên, sau đó sửa lại phần kênh bị hư hỏng thì mới đưa nước tới ruộng được.
Còn tại huyện Bình Sơn, đợt mưa lũ vừa qua đã làm sạt lở, bồi lấp tràn xả lũ hồ chứa nước Hóc Mua, xã Bình Phước và tuyến đê bao, kênh dẫn nước ở nhiều xã trong huyện, nhất là các xã Bình Mỹ, Bình Chương, Bình Trung, Bình Long, Bình Phú với thiệt hại ước tính ,6 tỷ đồng. Việc khắc phục sạt lở công trình thủy lợi và ruộng đồng bị sa bồi thủy phá đang được huyện quan tâm. Địa phương đã vận động các lực lượng đoàn thể cùng nông dân ra đồng tu sửa bờ vùng, bở thửa, khắc phục sa bồi thủy phá. Các hợp tác xã nông nghiệp thì tiến hành kiểm tra những điểm sạt lở kênh mương thủy lợi để tính toán việc khắc phục, đảm bảo nguồn nước tưới cho sản xuất.
Ông Nguyễn Quang Trung, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn cho biết, để chuẩn bị tốt cho việc gieo sạ đúng đúng vụ, các địa phương tập trung khắc phục sa bồi thủy phá, làm đất, giữ nước. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ đã làm nhiều tuyến kênh mương bị hư hỏng nặng nên kinh phí của địa phương không đủ để khắc phục. Do đó, ông mong cấp trên khẩn trương có sự hỗ trợ để tu sửa kênh mương, kịp thời phục vụ sản xuất.
Theo thống kê của UBND tỉnh Quảng Ngãi, trong đợt mưa lũ đầu tháng 11/2017, tỉnh Quảng Ngãi có hàng trăm tuyến kênh mương thủy lợi, hàng chục hồ đập bị sạt lở, vùi lấp, vỡ... với tổng thiệt hại khoảng 260 tỷ đồng.
Mưa lớn liên tục trong những ngày gần đây đã làm một số tuyến đường tại
các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi bị sạt lở, gây ách tắc giao thông
và đe dọa nhiều khu dân cư.
Sáng 5/12, tại Km 30, tuyến đường Di Lăng - Trà Trung thuộc địa phận
thôn Bắc Dương, xã Trà Thọ, huyện Tây Trà, Quảng Ngãi đã xảy ra sạt lở
núi, làm cô lập 2 xã Trà Trung, Trà Thọ. Hiện nay, trên địa bàn huyện
Tây Trà có hàng chục điểm sạt lở, gây khó khăn cho việc đi lại của người
dân địa phương.
Ông Hoàng Như Lâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Trà cho biết: Địa
phương đã huy động phương tiện của các công ty trên địa bàn cùng lực
lượng thanh niên, công an, quân đội khắc phục những điểm sạt lở. Tuy
nhiên, do mưa lớn liên tục nên tại nhiều điểm sạt lở sau khi khắc phục
xong lại tiếp tục xảy ra sạt lở gây khó khăn cho công tác khắc phục hậu
quả. Địa phương cũng đã cắm biển cảnh báo người dân hạn chế qua lại các
khu vực này.
Trước đó, vào cuối tháng 11/2017, trên tuyến tỉnh lộ Trà Bồng đi
huyện Tây Trà cũng xảy ra sạt lở khá nặng. Đây là điểm thường xảy ra
sạt lở với khối lượng đất đá lớn nên việc khắc phục rất khó khăn.
Ngoài ra, ở các xã Trà Thanh, Trà Quân, Trà Xinh cũng đã xuất hiện
nhiều điểm sạt lở, một số hộ dân phải di chuyển đến nơi an toàn. Huyện
Tây Trà đang tập trung tuyên truyền, hướng dẫn người dân ở các khu vực
có nguy cơ sạt lở cao kịp thời di dời đến các nhà kiên cố ở tạm.
Tại huyện Sơn Tây cũng có gần 20 điểm sạt lở núi. Tuyến đường liên
huyện Sơn Hà-Sơn Tây có 3 điểm sạt lở lớn, hiện nay các đơn vị chức năng
đang tập trung khắc phục. Theo đại diện UBND huyện Sơn Tây: Do sạt lở,
việc đi lại giữa các địa phương trên địa bàn rất khó khăn, đặc biệt là
từ trung tâm các xã về thôn. Ngoài nguy cơ thiếu lương thực, người dân
các khu vực bị sạt lở rất lo lắng mỗi khi đưa người bị bệnh phải đưa đi
cấp cứu ở Trung tâm y tế huyện, tỉnh.