Trong hai ngày 13 và 14/12, kỳ họp thứ 3 HĐND tỉnh Lào Cai khóa XV đã thông qua 21 Nghị quyết; trong đó có Nghị quyết về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội đầu tư phát triển, dự toán ngân sách địa phương năm 2016, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội đầu tư phát triển dự toán ngân sách địa phương và phân bổ chi ngân sách tỉnh năm 2017.
Năm 2017, Lào Cai phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 10%, GRDP bình quân đầu người đạt 51 triệu đồng, tăng 10,8% so với năm 2016. Mục tiêu của tỉnh là phát triển toàn diện, bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế trên cơ sở phát huy tốt thế mạnh về du lịch, cửa khẩu, phát triển công nghiệp chế biến sâu với công nghệ hiện đại để gia tăng giá trị sản phẩm; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với thị trường tiêu thụ; giải quyết tốt các vấn đề văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự an toàn xã hội và chủ quyền quốc gia.
Tỉnh chú trọng phát triển một cách hài hòa, hợp lý giữa vùng thấp với vùng cao; giữa đô thị với nông thôn; giữa các ngành, lĩnh vực; giữa các địa phương trên địa bàn tỉnh. Ưu tiên nguồn lực từ ngân sách nhà nước cho đầu tư nông thôn mới; cân đối bố trí ít nhất 65% nguồn vốn đầu tư cho vùng cao, nông thôn.
Năm 2017, Lào Cai chọn chủ đề “Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh”; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh...
Kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh Nam Định khóa XVIII. Ảnh: Văn Đạt/TTXVN. |
*Kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh Nam Định khóa XVIII, nhiệm kỳ 2016 - 2021 diễn ra từ ngày 12 - 14/12 đã thông qua các Nghị quyết, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới mục tiêu đến năm 2020 Nam Định trở thành tỉnh nông thôn mới.
Thời gian tới, Nam Định tập trung thực hiện các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp đến đầu tư trên địa bàn tỉnh. Tỉnh thực hiện công khai, minh bạch quy trình, thủ tục hành chính và xử lý nghiêm những cán bộ, công chức cố tình gây phiền hà, sách nhiễu người dân, doanh nghiệp.
Tỉnh phối hợp với các đơn vị khẩn trương hoàn thành các thủ tục để khởi công các dự án trọng điểm như: Khu Công nghiệp Dệt may Rạng Đông, Nhà máy Nhiệt điện Nam Định 1 tại huyện Hải Hậu; xây dựng tuyến đường trục phát triển, kết nối vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình; đẩy nhanh tiến độ các dự án: Bệnh viện 700 giường, Trung tâm Thương mại du lịch quốc tế đồng bằng sông Hồng…
Nam Định triển khai hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Các địa phương xây dựng các mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp nhằm hạn chế diện tích đất bỏ hoang.
Tỉnh có cơ chế ưu đãi tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân…
*Trong ba ngày từ 12-14/12, tại kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh Quảng Trị khóa XII, nhiệm kỳ 2016-2021 đã đánh giá một số nội dung quan trọng năm 2016 và bàn giải pháp phát triển kinh tế xã hội năm 2017.
Năm 2017, tỉnh Quảng Trị phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,5-7% năm; GRDP bình quân đầu người đạt triệu đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 220 triệu USD, nhập khẩu đạt 150 triệu USD; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 12.600 tỉ đồng.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 2.296 tỉ đồng. Đến cuối năm 2017 có 31,6 % xã đạt các tiêu chí nông thôn mới; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 48,5%...
Quảng Trị tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh gắn với thực hiện tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2016; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
Tỉnh tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển; đẩy mạnh thu hút đầu tư, nhất là các nhà đầu tư chiến lược và các dự án động lực vào Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị; quản lý, bảo vệ, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu…
*Kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa IX, nhiệm kỳ 2016 -2021 xác định năm 2017, tỉnh phấn đấu đạt tổng sản phẩm xã hội khoảng 47.910 tỷ đồng, tăng trưởng kinh tế từ 7,5-8%; thu nhập bình quân đầu người phấn đấu đạt từ -,5 triệu đồng; huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt 22.0 tỷ đồng; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn khoảng 4.500 tỷ đồng; hộ nghèo giảm từ 2,5-3% so với năm 2016…
HĐND tỉnh Đắk Lắk thông qua 6 nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu phát triển ngành, lĩnh vực trên địa bàn.Tỉnh tập trung triển khai thực hiện các đề án như, tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững; ứng dụng công nghệ cao; phát triển cà phê bền vững…
Bên cạnh đó, tỉnh tăng cường công tác quản lý thị trường, chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng lậu góp phần ổn định nền kinh tế; đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực tư nhân...
*Chiều 14/12, UBND tỉnh Hà Nam tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết kỳ họp thứ ba HĐND tỉnh khóa VIII về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 và bàn các giải pháp thực hiện.
Năm 2017, tỉnh Hà Nam đề ra một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu như: tổng sản phẩm trong tỉnh tăng trên 11%; GDP bình quân đầu người đạt 54,8 triệu đồng; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 15 - 16%; giải quyết việc làm mới cho trên 16.000 người; đến hết năm 2017, có 70 xã đạt chuẩn nông thôn mới…
Năm 2017, tỉnh tập trung đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, tạo đột phát trong phát triển nông nghiệp với việc triển khai quyết liệt tích tụ ruộng đất, đầu tư xây dựng hạ tầng khu nông nghiệp công nghệ cao, thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư sản xuất cây trồng hàng hóa chất lượng cao, phát triển đàn bò sữa, bò thịt chất lượng cao.
Tỉnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp hỗ trợ, chế biến, chế tạo; phát triển thương mại, dịch vụ, trọng tâm là dịch vụ chất lượng cao về y tế, đào tạo nguồn nhân lực và du lịch; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và nhân dân; đưa vào vận hành Trung tâm Hành chính công của tỉnh và một số huyện, thành phố.
Hà Nam tiếp tục huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển; đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng các dự án: đô thị, giao thông trọng điểm, phát triển thương mại, dịch vụ và công nghiệp, tạo động lực thúc đẩy phát triển đô thị…
*Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, ngày 14/12, HĐND tỉnh Ninh Bình đã bế mạc kỳ họp thứ 3, khóa 14, nhiệm kỳ 2016 - 2021. HĐND tỉnh Ninh Bình đã thông qua nhiều báo cáo, tờ trình quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 và các năm tiếp theo.
Tại kỳ họp này, HĐND tỉnh Quảng Ngãi đã đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội; thu, chi ngân sách năm 2016; thảo luận và đề ra những giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế -xã hội trong năm 2017; tập trung xem xét các báo cáo thường kỳ của UBND tỉnh, các cơ quan chức năng; thảo luận, quyết định các nội dung chuyên đề quan trọng.
Kỳ họp thứ 4 đã thống nhất thông qua 17 Nghị quyết quan trọng như: Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2017; kế hoạch đầu tư phát triển giai đoạn 2016 – 2020; kế hoạch đầu tư phát triển năm 2017; phê duyệt dự toán thu, chi ngân sách địa phương 2017; Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; về đặt tên, điều chỉnh giới hạn một số tuyến đường trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi...