Tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật và Nhà nước pháp quyền

Ngày 21/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình có buổi nói chuyện, chia sẻ với giảng viên, sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh về vấn đề xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật.

Chú thích ảnh
Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chia sẻ với giảng viên, sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. 

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình đánh giá cao những thành tựu, cống hiến của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh nói chung, Trường Đại học Kinh tế - Luật nói riêng thời gian qua đã đóng góp cho sự phát triển đất nước; đồng thời bày tỏ tin tưởng với định hướng đúng đắn trong nghiên cứu và giảng dạy, thời gian tới nhà trường tiếp tục đạt được thành công mới, xứng đáng là trung tâm đào tạo, nghiên cứu chất lượng cao.

Chia sẻ với giảng viên, sinh viên nhà trường, ông Nguyễn Hòa Bình cho biết, đất nước ta đang trong tiến trình tiếp tục hoàn thiện nhà nước pháp quyền. Vừa qua, Hội nghị Trung ương 6 đã ban hành Nghị quyết rất quan trọng về vấn đề này đó là Nghị quyết về “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”. Theo đó, Nghị quyết nêu ba trụ cột chính: Đổi mới và hoàn thiện cơ quan lập pháp; đổi mới và hoàn thiện cơ quan hành pháp; tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp.

Ông Nguyễn Hòa Bình chia sẻ, cải cách tư pháp là rất quan trọng và cần thiết, đây cũng là xu thế của các nước trên thế giới nhằm phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Thời gian qua, nước ta đã có nhiều thành tựu trong hoạt động tư pháp nhưng thời gian tới vẫn cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động này để luôn đảm bảo sự công bằng xã hội. Tiến trình cải cách tư pháp sắp tới ở nước ta cần lắng nghe, học tập kinh nghiệm các nước và mạnh dạn đổi mới, vấn đề nâng cao chất lượng, năng lực đội ngũ tiếp tục được quan tâm.

Bày tỏ mong muốn các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện thể chế pháp luật nước ta tiệm cận với thế giới, ông Nguyễn Hòa Bình gợi mở một số định hướng nghiên cứu thời gian tới như: Hoàn thiện một số chính sách hình sự, tố tụng hình sự; hoàn thiện tư pháp người chưa thành niên; nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; nghiên cứu xây dựng Tòa án điện tử…

Trao đổi về các vấn đề nhà khoa học, giảng viên, sinh viên quan tâm, ông Nguyễn Hòa Bình cho biết, thời gian tới, vấn đề đào tạo nhân lực về pháp luật ở các trường sẽ được đánh giá lại một cách toàn diện, từ đó có giải pháp hướng tới chuyên môn hóa hoạt động đào tạo về luật. Với chủ trương công khai các bản án để tạo điều kiện cho nhà khoa học, sinh viên có tư liệu phục vụ công tác nghiên cứu, hiện đã có 1 triệu bản án được công khai trên mạng internet.

Chú thích ảnh
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình chứng kiến lễ ký kết hợp tác giữa Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh và Học viện Tòa án. 

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định ba đột phá, trong đó đột phá đầu tiên là về thể chế. Việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, trong đó đặc biệt là liên quan đến hoàn thiện các bộ luật là công cụ, chìa khóa quan trọng để giúp đất nước phát triển, phát huy nội lực bên trong, tiệm cận với quốc tế.

“Những vấn đề từ lý luận, thực tiễn đặt ra với công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật được nêu ra trong buổi nói chuyên này sẽ là định hướng quan trọng để giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên ngành Luật suy nghĩ, nhận thức và xây dựng chương trình nghiên cứu lâu dài”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Hải Quân chia sẻ.

Dịp này, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh và Học viện Tòa án đã ký kết hợp tác trong thực hiện hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, giới thiệu, trao đổi giảng viên.

Bài, ảnh: Thu Hoài (TTXVN)
Hoàn thiện thể chế trong đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức
Hoàn thiện thể chế trong đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức

Tại phiên chất vấn chiều 4/11, trả lời đại biểu Hà Sỹ Huân (Bắc Kạn) về việc đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức hiện nay vẫn chưa thực chất, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Đảng, Chính phủ hết sức quan tâm đến công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN