Bên cạnh đó, triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho các hồ chứa thủy lợi đang bị sự cố trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông.
Tỉnh Kiên Giang tiếp tục triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả ngập lụt do mưa lũ gây ra, đảm bảo an toàn cho người dân, khách du lịch trên đảo. Tỉnh huy động lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cần thiết để tổ chức cứu trợ tại những nơi còn ngập lụt, giúp nhân dân dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh môi trường, không để người dân bị đói rét, dịch bệnh.
Tỉnh Thanh Hóa tập trung lực lượng, khẩn trương tìm kiếm người mất tích, triển khai công tác cứu trợ, khôi phục giao thông, thông tin liên lạc cho các khu vực bị lũ quét, bố trí nơi ở cho người dân bị mất nhà cửa, khôi phục sản xuất, sớm ổn định đời sống của nhân dân.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia tiếp tục cung cấp bản tin thiên tai, cảnh báo khả năng lũ quét, sạt lở đất và các diễn biến thời tiết nguy hiểm, bất thường.
Theo tổng hợp của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, tính đến 17 giờ ngày 11/8, mưa, lũ tại các tỉnh Tây Nguyên, Nam Bộ đã làm 11 người chết, 5 người bị thương, 3.883 nhà bị ngập nước. Mưa lũ cũng làm 22.218 ha lúa, hoa màu bị ngập; 1.110 ha cây trồng lâu năm, 2.582 ha cây trồng hàng năm, 1.083 ha cây ăn quả bị thiệt hại; 121.040 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; 53,13km kênh bị sạt; 4 đập bị hư hỏng; 31,55km đường giao thông bị sạt lở; 6 cống và 26 cầu bị hư hỏng... Ước tính tổng thiệt hại là 1.073 tỷ đồng.
Tính đến 17 giờ ngày 11/8, tỉnh Cà Mau đã xử lý bằng cừ tràm, vải bạt và xếp bao tải đất được 356m, tạm thời giữ ổn định cho đê biển Tây. Đối với đoạn sạt lở đặc biệt nghiêm trọng với chiều dài 356m, lực lượng hộ đê tiếp tục gia cố thêm một hàng cừ tràm phía ngoài cách hàng cừ tràm trước đó l,2m và đã thi công được 310m, đồng thời đắp một đê con trạch bằng bao tải cát trên mặt đê dài 250m nhằm ngăn nước biển tràn vào phía nội đồng. Tỉnh Cà Mau duy trì 80 người túc trực tại hiện trường để đảm bảo ứng phó kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra.