Trường cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa: Học và làm theo lời Bác

Cách đây 55 năm ngày 11/12/1961, nhân chuyến về thăm Thanh Hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm, nói chuyện với thầy trò “Trường Công nhân kỹ thuật Thanh Hóa” nay là trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa. Người đã căn dặn: “Phải thi đua dạy tốt, học tốt và sản xuất tốt”, lời Bác dạy luôn trở thành mục tiêu động lực phấn đấu của các thế hệ cán bộ, viên chức, HSSV nhà trường.

Người đã căn dặn: “Phải thi đua dạy tốt, học tốt và sản xuất tốt”, lời Bác dạy luôn trở thành mục tiêu động lực phấn đấu của các thế hệ cán bộ, viên chức, học sinh sinh viên (HSSV) nhà trường.

Trong suốt chặng đường 55 năm (31/8/1961) xây dựng và trưởng thành, mặc dù dưới các tên gọi khác nhau, trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa đã đào tạo hàng vạn cán bộ, công nhân có trình độ cao đẳng, trung cấp và công nhân kỹ thuật ngành cơ kim khí; trong đó đào tạo cho các tỉnh phía Nam hàng nghìn thợ lái và sửa chữa máy kéo.

Chuyển sang nền kinh tế thị trường, cũng như nhiều trường khác, nhà trường cũng bị “chao đảo” mất phương hướng đào tạo, chỉ tuyển được vài chục học sinh mỗi khóa. Nguyên nhân là nhiều doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành kinh tế (cơ khí chế tạo) sản xuất làm ăn manh mún, thua lỗ, phải giải thể, nên không tuyển dụng lao động vào làm việc...

Đứng trước thực trạng trên, ngày 29/12/2006 trường được nâng cấp thành trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa theo quy định số 1985/QĐ-BLĐTBXH. Kể từ đây, trường được đào tạo nguồn nhân lực lao động kỹ thuật cao, góp phần phục vụ sự nghiệp CNH HĐH quê hương, đất nước.

Thực hiện lời dạy của Bác, phát huy truyền thống, uy tín và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ, viên chức. Với cơ sở vật chất được tạo dựng bằng nguồn kinh phí đầu tư của nhà nước, và các tổ chức nước ngoài, cũng như công sức đóng góp của bao thế hệ nhà trường.

Đến nay, chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm của nhà trường luôn đạt từ 1.500 đến 2000 HSSV/năm ở cả ba cấp trình độ. Quy mô luôn đạt từ 3.500 – 4000 HSSV. Từ đội ngũ ban đầu chỉ có mấy chục cán bộ, giáo viên, đến nay toàn trường đã có 200 cán bộ, viên chức với hơn 30% có trình độ sau đại học.

Diện tích nhà trường trước đây chỉ có 2ha, đến nay đã được mở rộng thêm 5ha với hai tòa nhà 9 tầng, và 5 tầng cùng hệ thống giảng đường, xưởng thực hành khang trang, hiện đại. Nhà trường được BLĐTBXH phê duyệt đào tạo 4 nghề đạt đẳng cấp khu vực ASEAN và 1 nghề đạt đẳng cấp Quốc gia.

Số học sinh tốt nghiệp tại trường đã nhận công tác khắp mọi miền đất nước. Nhiều học sinh trưởng thành đã trở thành cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, là chủ nhiều doanh nghiệp lớn, góp phần phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội; quốc phòng – an ninh của địa phương.

Trước xu thế hội nhập và phát triển, nhà trường đang đứng trước nhiều cơ hội để đột phá, khẳng định vị trí, thương hiệu trong công tác đào tạo nghề của tỉnh, trong khu vực và cả nước.

Trong những năm gần đây, thông qua các dự án hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp cũng như không ngừng trau dồi nghiệp vụ chuyên môn của CBVC, giảng viên. Trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa đã tiếp cận với công nghệ, mô hình giáo dục tiên tiến và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đào tạo theo hướng chuẩn quốc tế.

Do đó, hơn 90% HSSV ra trường đều có việc làm, được các doanh nghiệp tuyển dụng đánh giá cao. Nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp luôn vượt quá khả năng cung cấp của nhà trường. Thực tế cho thấy, chất lượng đào tạo của một trường cao đẳng nghề công nghiệp phụ thuộc vào giảng viên, sinh viên, công nghệ giáo dục và cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ đào tạo.

Xác định được điều đó, nhà trường đã đẩy mạnh các hoạt động hợp tác với các trường Đại học, Cao đẳng trong nước và quốc tế; thông qua dự án nâng cao năng lực đào tạo giáo viên dạy nghề tại trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa. Bên cạnh đó, Trường còn tổ chức các hoạt động hội thảo về nghề, gắn đào tạo với thị trường lao động... kết quả trên, đã chứng minh uy tín và thương hiệu của nhà trường đối với xã hội trong công tác đào tạo.
 
Ghi nhận những thành tích xuất sắc của nhà trường, Đảng, Nhà nước đã tặng thưởng Huân chương lao động nhất, nhì, ba cùng nhiều phần thưởng cao quý của các cấp, các ngành cho tập thể và cá nhân nhà trường.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: trong năm học 2016 – 2017, chúng tôi tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo theo tinh thần nghị quyết 29, đặc biệt tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục, chủ động khảo sát thị trường lao động, năm bắt nhu cầu chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp để có giải pháp triển khai đào tạo phù hợp với từng ngành nghề.

Trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa đang hướng tới trở thành cơ sở đào tạo trọng điểm ở khu vực Bắc Trung Bộ, cung cấp cho thị trường nguôn nhân lực chất lượng cao.

Đinh Gia Linh
Thành phố Thanh Hóa: Cụ thể hóa việc học tập và làm theo Bác
Thành phố Thanh Hóa: Cụ thể hóa việc học tập và làm theo Bác

Đảng bộ TP Thanh Hóa đã chủ động, sáng tạo, cụ thể hóa chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, gắn với nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN