Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam: Nên tiếp tục thực hiện kiểm soát nồng độ cồn

Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban Ủy ban An toàn giao quốc gia Khuất Việt Hùng cho biết, trong thư của Tiến sỹ Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam gửi đến ông, vị Tiến sỹ này nêu quan điểm nên tiếp tục thực hiện kiểm soát nồng độ cồn.

Chú thích ảnh
Lực lượng Cảnh sát giao thông huyện Nho Quan (Ninh Bình), kiểm tra nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Ảnh: Minh Đức/TTXVN

Ngày 31/1, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã có văn bản gửi Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam về việc góp ý dự thảo hướng dẫn tham gia giao thông an toàn trong điều kiện có dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra tại Việt Nam. Trong thư gửi đến Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Tiến sỹ Kidong Park nêu quan điểm và khuyến cáo việc thực thi Luật Giao thông đường bộ, các quy định pháp luật khác, trong đó có quy định nghiêm cấm điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn và các văn bản dưới luật có liên quan nên được tiếp tục.

Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới nhấn mạnh: Cần thực hiện các biện pháp bảo hộ phù hợp để bảo đảm an toàn, giảm nguy cơ lây truyền dịch bệnh cho người thực thi công vụ, người tham gia giao thông và cho cộng đồng bất cứ khi nào tiến hành hoạt động kiểm tra nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện giao thông. Tổ chức Y tế thế giới đã ban hành các khuyến cáo cơ bản đối với công chúng, bao gồm các lời khuyên để giúp cho người dân tham gia giao thông an toàn trong điều kiện có dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona, các thông tin này có thể tham khảo tại nguồn: https://www.who.int/emergencies/diseases/novel-coronavirus-2019/advice-for-public.

Liên quan tới tình huống cụ thể khi kiểm tra nồng độ cồn qua hơi thở bằng thiết bị của lực lượng Cảnh sát giao thông, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam nhấn mạnh, Cảnh sát Giao thông nên đeo khẩu trang y tế và được trang bị dung dịch rửa tay khô có cồn; cần bố trí để đảm bảo thiết bị kiểm tra nồng độ cồn được cầm và sử dụng bởi riêng một Cảnh sát Giao thông trong mỗi ca làm việc (để tránh lây chéo); tiến hành sát khuẩn thiết bị trước, trong và sau ca làm việc bằng dung dịch có cồn. Chỉ sử dụng riêng một ống thổi mới, chưa qua sử dụng cho mỗi người được kiểm tra. Các ống thổi đã được sử dụng cần được thu gom và xử lý phù hợp.

Chu Thanh Vân (TTXVN)
Xử lý 17.6 trường hợp vi phạm nồng độ cồn sau một tháng thực hiện Nghị định 100
Xử lý 17.6 trường hợp vi phạm nồng độ cồn sau một tháng thực hiện Nghị định 100

Trung tá Vũ Anh Điệp, Phó trưởng Phòng Tuyên truyền và điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát Giao thông (Bộ Công an) cho biết, sau 1 tháng triển khai xử lý vi phạm theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trên lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt (1/1 – 31/1), lực lượng Cảnh sát Giao thông Công an các đơn vị, địa phương đã xử lý phát hiện xử lý 17.6 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, phạt tiền trên 53 tỷ đồng, tước giấy phép lái xe 10.695 trường hợp, tạm giữ 17.6 phương tiện các loại.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN