Vai trò quan trọng của các dự án luật trong bảo đảm an ninh, trật tự

Ngày 24/3, tại Hà Nội, Cục Truyền thông Công an nhân dân phối hợp các đơn vị chức năng tổ chức Hội nghị Tọa đàm, trao đổi về các dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình Quốc hội khoá XV.

Chú thích ảnh
Thiếu tướng Đỗ Triệu Phong, Cục trưởng Cục Truyền thông Công an nhân dân phát biểu. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Tuyên truyền hiệu quả các dự án luật, lan tỏa mạnh mẽ trong nhân dân

Thời gian qua, Bộ Công an đã và đang chủ trì soạn thảo 8 dự án luật, trong đó có 3 dự án luật trình Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp thứ 5, gồm: Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; Luật Căn cước công dân (sửa đổi) và 5 dự án luật trình Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp thứ 6, gồm: Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Tại buổi Tọa đàm, các đại biểu sẽ tập trung trao đổi, làm rõ sự cần thiết ban hành, quan điểm, định hướng và những nội dung cơ bản của các chính sách trong các dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5. Đối với các dự án luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, Cục Truyền thông Công an nhân dân sẽ phối hợp các đơn vị chức năng tổ chức các buổi tọa đàm khác, dự kiến vào tháng 8 và tháng 9 năm 2023.

Phát biểu khai mạc, Thiếu tướng Đỗ Triệu Phong, Cục trưởng Cục Truyền thông Công an nhân dân nêu rõ, với vai trò là đơn vị truyền thông của Bộ Công an, để đảm bảo công tác tuyên truyền về các dự án luật đạt hiệu quả, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, giúp mọi tầng lớp nhân dân nhận thức sâu sắc về sự cần thiết, vị trí, vai trò quan trọng của các dự án luật đối với xã hội và công tác bảo đảm an ninh, trật tự, lãnh đạo Bộ Công an giao Cục Truyền thông Công an nhân dân chủ trì, phối hợp xây dựng kế hoạch thông tin tuyên truyền về các dự án luật do Bộ Công an soạn thảo trên các phương tiện báo chí, truyền thông bằng những nội dung, hình thức phong phú, thiết thực, đảm bảo chính xác, kịp thời, thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

Nội dung tuyên truyền không chỉ về quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phù hợp với định hướng, chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, phù hợp với xu hướng lập pháp quốc tế, mà còn thể hiện trách nhiệm của Bộ Công an trước Đảng, Chính phủ, Quốc hội về công tác đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Bên cạnh tuyên truyền các điểm mới, tiến bộ của dự án luật, cần kịp thời đấu tranh phản bác các thông tin, luận điệu sai trái, thù địch, lợi dụng việc Bộ Công an xây dựng, ban hành các dự án luật để chống phá, xuyên tạc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và ngành Công an; lan tỏa hình ảnh đẹp người chiến sĩ Công an nhân dân trong lòng nhân dân...

Sau các buổi tọa đàm, Cục Truyền thông Công an nhân dân sẽ phối hợp các đơn vị tổ chức các đoàn phóng viên báo chí trong và ngoài lực lượng thâm nhập thực tế, tham gia các Đoàn khảo sát của Bộ Công an tại các địa bàn cơ sở, nhằm phản ánh chân thực, khách quan, sinh động thực tế công tác, chiến đấu của lực lượng Công an để làm nổi bật tính cần thiết khi ban hành các dự án luật, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. Thiếu tướng Đỗ Triệu Phong khẳng định, Cục Truyền thông Công an nhân dân sẽ chủ trì, phối hợp các cơ quan báo chí và Công an các đơn vị, địa phương xây dựng nội dung kịch bản cụ thể cho từng chuyến thực tế, đảm bảo thiết thực, hiệu quả.

Nhiều điểm mới về 3 dự án luật Bộ Công an soạn thảo

Chú thích ảnh
Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) phát biểu. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Tại Tọa đàm, Đại tá Trần Nguyên Quân, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an đã trình bày những nội dung cơ bản về 3 dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp thứ 5, gồm: Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Căn cước công dân (sửa đổi).

Theo đó, việc xây dựng Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân nhằm thống nhất, đồng bộ với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành: Quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 về tăng hạn tuổi phục vụ đối với người lao động cho đến khi đủ 60 tuổi đối với nữ vào năm 2028 và 62 tuổi đối với nam vào năm 2035; các quy định của Luật Cảnh sát cơ động mới ban hành; quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam về kéo dài hạn tuổi phục vụ trong trường hợp đặc biệt; Công văn số 172 của Văn phòng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Luật Công an nhân dân để có căn cứ pháp lý đầy đủ, thống nhất, đồng bộ thực hiện việc thăng cấp bậc hàm cấp Tướng trước thời hạn đối với sĩ quan Công an nhân dân có thành tích đặc biệt xuất sắc đạt được trong chiến đấu và công tác.

Bên cạnh đó, Luật Căn cước công dân năm 2014 được Quốc hội khóa XIII thông qua đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong công tác lập pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao dịch của nhân dân, phục vụ yêu cầu nghiệp vụ Công an, góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi xâm phạm trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên thời gian qua, Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản để đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu phát triển bên vững và hội nhập quốc tế; cũng như trong quá trình triển khai thi hành Luật Căn cước công dân năm 2014 đã xuất hiện một số vấn đề tồn tại, phát sinh, cần phải được xem xét sửa đổi, bổ sung để tạo cơ sở pháp lý triển khai thực hiện, tạo bước đột phá về chuyển đổi số ở nước ta.

Đối với dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở đã được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV. Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo nghiên cứu, đánh giá toàn tiện, tổng thể thực trạng, tác động của dự án luật, tiếp thu giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội; chỉnh lý hồ sơ dự án luật và xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, ý kiến các cơ quan của Đảng, Quốc hội, bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan, tổ chức có liên quan; tổ chức hội thảo khoa học, tọa đàm nhiều cấp... Đến nay, hồ sơ dự án luật đã được chỉnh lý, hoàn thiện và ngày 28/2/2023 vừa qua, Chính phủ đã có Tờ trình số 51 trình Quốc hội dự án luật này...

TTXVN/Báo Tin tức
Phát huy vai trò lực lượng Công an xã trong đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở
Phát huy vai trò lực lượng Công an xã trong đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Triệu Thế Hùng đề nghị các sở, ngành liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố quan tâm chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng trụ sở Công an cấp xã, đảm bảo hoàn thành trong năm 2023.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN