Vinh danh 20 tân Giáo sư, Phó Giáo sư liên ngành Khoa học Trái đất – Mỏ

Ngày 21/12, tại Hà Nội diễn ra Lễ công bố Quyết định và trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2019 và Hội thảo khoa học "Đổi mới công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực Trái đất - Mỏ - Môi trường".

Liên ngành khoa học Trái đất - Mỏ có 20 nhà khoa học tiêu biểu, trong đó có 3 Giáo sư ( Trần Hồng Thái, Tổng Cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn; Nguyễn Kim Lợi, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Ngọc Thạch, Viện Nghiên cứu địa môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu thuộc Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) và 17 Phó Giáo sư đã có những đóng góp tiêu biểu trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu, ứng dụng đã được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước công nhận.

Chúc mừng các tân Giáo sư, Phó Giáo sư, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành nhấn mạnh, ngành tài nguyên và môi trường nói chung, lĩnh vực  khoa học Trái đất - Mỏ - Môi trường nói riêng cần một đội ngũ đông đảo các nhà khoa học trẻ, nhiệt huyết, có nền tảng kiến thức chuyên sâu, vững vàng, có năng lực học và tự học, năng lực nghiên cứu, sáng tạo, tích lũy kinh nghiệm trong nghề nghiệp, có trình độ ngoại ngữ, tin học cao để bắt kịp trình độ phát triển khoa học và công nghệ của thế giới. Từ đó có các chuyên gia đầu ngành giúp Đảng, Chính phủ và toàn xã hội giải quyết một cách căn cơ các thách thức về công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực Trái đất - Mỏ - Môi trường.

*Hội thảo thường niên lần 2 liên ngành Khoa học Trái Đất - Mỏ - Môi trường với chủ đề "Đổi mới công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực Trái đất - Mỏ - Môi trường" (Sustainable Earth, Mine, Environment - EME 2019) được Hội đồng Giáo sư Liên ngành Khoa học Trái đất - Mỏ phối hợp với Tổng cục Khí tượng Thủy văn, các Trường đại học và Viện nghiên cứu tổ chức nhằm tập hợp trí tuệ, trao đổi, thảo luận và đề xuất các giải pháp phù hợp và tập trung vào các chủ đề chính: Hiện trạng và nguyên nhân tình hình việc làm người học sau tốt nghiệp, đổi mới công tác đào tạo để theo yêu cầu của xã hội để nâng cao khả năng có và tạo việc làm của người học, đổi mới phương pháp dạy học và nghiên cứu khoa học để nâng cao khả năng có và tạo việc làm của người học

Hội thảo này là cơ hội tốt để các nhà lãnh đạo của các cơ quan quản lý nhà nước, trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp và các nhà khoa học gặp gỡ, trao đổi thông tin và đề xuất các giải pháp kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, cơ chế liên quan đến việc phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học của các ngành nghề trong lĩnh vực khoa học công nghệ Trái đất, Mỏ và Môi trường.

Đây cũng là dịp để các nhà khoa học đề xuất các phương án hợp tác, phối hợp trong đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học và phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ một cách bền vững cho đất nước.

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Mai Trong Nhuận, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư liên ngành Khoa học trái đất - Mỏ (thuộc Hội đồng Giáo sư nhà nước): Việt Nam sau một thời gian dài phát triển dựa vào các nguồn tài nguyên, lao động giá rẻ, đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế-xã hội.

Tuy nhiên, nước ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng về cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường nói riêng, với biến đổi toàn cầu nói chung (toàn cầu hoá, biến đổi khí hậu, sử dụng tài nguyên, môi trường xuyên biên giới, phát triển khoa học, công nghệ, trong đó có cách mạng công nghiệp lần thứ tư...).

Chính vì vậy, Việt Nam cần các giải pháp tổng hợp, trong đó có dựa vào khoa học công nghệ và nguồn nhân lực Trái đất - Mỏ - Môi trường để ứng phó hiệu quả với biến đổi toàn cầu, hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững, xây dựng và phát triển nền  kinh tế và xã hội tuần hoàn, cacbon thấp, chống chịu cao, bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai, ...

Giáo sư, Tiến sĩ Mai Trong Nhuận cho biết, vấn đề đào tạo nhân lực, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài là vấn đề có tầm chiến lược, là yếu tố quyết định tương lai của đất nước và giữ vai trò cốt tử đối với mỗi quốc gia. Vì vậy, các chính phủ ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu.

Đào tạo đại học đóng vai trò quan trọng, là nơi vừa sáng tạo, chuyển giao tri thức mới, vừa đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trình độ cao có năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước (dựa vào đại học để phát triển). Nhận thức được vấn đề này, Việt Nam là một trong những quốc gia rất coi trọng sự phát triển của nền giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng, nhất là trong bối cảnh biến đổi toàn cầu.

Khoa học Trái Đất cùng với các ngành Mỏ và Môi trường ra đời và phát triển cùng với sự tiến hóa của xã hội, có ảnh hưởng sâu rộng tới toàn bộ các hoạt động sống, phát triển kinh tế - xã hội thông qua các hoạt động bảo vệ và khai thác sử dụng tài nguyên, môi trường của con người. Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành này là tiền đề của nhiều lĩnh vực khoa học cơ bản và ứng dụng khác, cũng như là công cụ để thúc đẩy các tiến bộ công nghệ trên thế giới.

Khoa học Trái Đất, Mỏ và Môi trường tạo ra nền tảng tri thức, căn cứ khoa học, thực tiễn và giải pháp cho việc sử dụng khôn khéo, bảo vệ tài nguyên, môi trường và duy trì tính bền vững của Trái Đất cho sự phát triển kinh tế- xã hội, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, thiên tai, đảm bảo cho tương lai thịnh vượng và an toàn.

Việc thực hiện các mục tiêu này đã và đang đặt ra các yêu cầu cao về chất lượng giáo dục, trong đó có năng lực sáng tạo và khả năng tạo việc làm của người học sau khi tốt nghiệp, đa dạng hoá ngành nghề... đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển bền vững và ứng phó biến đổi toàn cầu và thách thức cũng như cơ hội của giáo dục trong nền tảng cách mạng công nghiệp 4.0.

Những vấn đề này là những thách thức cơ bản đòi hỏi cần đổi mới căn bản và toàn diện công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, công nghệ nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của toàn xã hội và trong lĩnh vực Trái Đất - Mỏ - Môi trường  nói riêng.

Hội thảo  thu hút sự quan tâm của hơn 100 nhà khoa học, các nhà quản lý và hoạch định chính sách, các đơn vị và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khoa học Trái Đất, Mỏ và Môi trường trong toàn quốc gửi bài tham luận và xây dựng kỷ yếu.

Đây là cơ hội để các nhà lãnh đạo của các cơ quan quản lý nhà nước, trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp và các nhà khoa học gặp gỡ, trao đổi thông tin và đề xuất các giải pháp kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, cơ chế liên quan đến việc phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học của các ngành nghề trong lĩnh vực khoa học công nghệ Trái đất, Mỏ và Môi trường.

Đây cũng là dịp để các nhà khoa học đề xuất các phương án hợp tác, phối hợp trong đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học và phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ một cách bền vững cho đất nước.

Thắng Trung (TTXVN)
Các nhà khoa học tìm lại cảm hứng nghiên cứu thay vì “trả bài”
Các nhà khoa học tìm lại cảm hứng nghiên cứu thay vì “trả bài”

Thai nghén từ khi đề tài còn là ý tưởng, nhưng rồi đến khi bắt tay vào làm, đứa con tinh thần của các nhà khoa học nhiều khi lại trở thành… “con ông hàng xóm”. Sự mệt mỏi khiến rất nhiều nhà khoa học cảm giác đang "trả bài" thay vì nghiên cứu với tất cả cảm hứng sáng tạo.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN